![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó, Indonesia cũng đã triệu tập Đại sứ Australia đến để yêu cầu một lời giải thích rõ ràng cho thông tin đại sứ quán của Australia tại một loạt các nước Châu Á đang thực hiện hoạt động nghe lén điện thoại và thu thập dữ liệu tình báo trong khu vực cho Mỹ.
Scandal liên quan đến mạng lưới do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đang lan từ Châu Âu sang Châu Á và những bước đi của các nước Đông Nam Á trong mấy ngày qua cho thấy cuộc khủng hoảng này đang diễn ra khá nghiêm trọng.
Cuộc tranh cãi trên bắt đầu bùng lên trong khu vực hồi tuần này sau khi tờ Sydney Morning Herald của Australia bất ngờ tiết lộ một thông tin gây rúng động do nhà phân tích tình báo đang chạy trốn Edward Snowden cung cấp, theo đó có đến 90 các cơ sở do thám của Mỹ được đặt tại các cơ quan đại diện ngoại giao trên khắp thế giới trong đó có Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Thông tin này được đưa ra giữa lúc các nước Châu Âu đang rất tức giận trước việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ nghe lén điện thoại của tới 35 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman hôm 1/11 đã triệu tập trưởng phái đoàn ngoại giao của Mỹ và Australia đến để “trao một văn bản phán đối trước những hoạt động gián điệp mà hai đại sứ quán của Mỹ và Australia ở Kuala Lumpur được cho là đã thực hiện” trong suốt thời gian qua.
Phó Đại sứ Mỹ tại
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anifah cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Australia Julie Bishop bên lề một cuộc họp khu vực ở
"Ông Anifah cũng nói thêm rằng, những hoạt động như thế không nên được thực hiện giữa những người bạn thân thiết với nhau bởi điều đó có thể làm tổn hai nghiêm trọng mối quan hệ đang tồn tại giữa hai nước", Ngoại trưởng Malaysia cho biết đồng thời khẳng định Ngoại trưởng hai nước Malaysia và Australia sẽ hợp tác với nhau để “quản lý tình hình và tránh để vụ scandal do thám làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương gắn bó”.
Trước Malaysia, Indonesia cũng đã triệu tập Đại sứ Australia đến để yêu cầu một lời giải thích cho việc Đại sứ quán của nước này ở thủ đô Jakarta đang được sử dụng để nghe lén, thu thập thông tin ở quốc gia lớn nhất Đông Nam Á như một phần của mang lưới do thám toàn cầu của Mỹ.
Vụscandal do thám trên đang đe dọa phá hỏng quan hệ giữa
"Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã yêu cầu Đại sứ Australia tại Jakarta đưa ra một lời giải thích về thông tin có sự tồn tại cũng như việc sử dụng các cơ sở do thám ở Đại sứ quán Australia tại đây”, Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết trong một tuyên bố.
"Những hoạt động được thông tin trên báo chí chắc chắn không phản ánh tinh thần của một mối quan hệ thân thiện và gắn bó giữa hai nước láng giềng và đó là những hành động mà chính phủ
Mỹ thừa nhận chương trình do thám “đang đi quá xa”
Liên quan đến scandal trên, báo chí Mỹ hôm 1/11 đưa tin, Ngoại trưởng John Kerry đã lên tiếng thừa nhận, một số hành động trong chương trình do thám của nước Mỹ đang “đi quá xa”. Lời thừa nhận này được đưa ra khi mà
Trả lời một câu hỏi về scandal do thám trong một cuộc họp mở của chính phủ Mỹ ở thủ đô
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang ám chỉ đến thông tin về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã giám sát các cuộc điện thoại của 35 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel và thu thập thông tin từ hàng triệu cuộc gọi điện khác ở các nước Châu Âu.
Ông Kerry cam kết “chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chuyện đó không tái diễn trong tương lai”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry vẫn đưa ra những phát biểu nhằm biện hộ cho chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Ông này nói rằng, chương trình đó là “một công cụ chống khủng bố hiệu quả” bởi nó đã giúp ngăn chặn các lực lượng khủng bố thực hiện một loạt vụ tấn công nhằm làm nổ tung các tòa nhà, làm rơi máy bay hay giết hại người dân nhờ vào việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ “biết trước về kế hoạch của những vụ tấn công khủng bố đó”.
Ý kiến bạn đọc