(VnMedia) - Trung Quốc hôm qua (28/10) đã tiếp tục gây sức ép với Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thông qua việc phái thêm một loạt tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đến khu vực. Hành động này được đưa ra sau khi Bắc Kinh hồi cuối tuần trước vừa lên tiếng cảnh báo viễn cảnh “chiến tranh” sau khi
![]() |
Ảnh minh họa |
Sáng ngày hôm qua, 4 con tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đã tiến thẳng vào vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – nơi đang chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt giữa Bắc Kinh và Tokyo vì tranh chấp lãnh thổ. Theo lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, các tàu của Trung Quốc đã lượn lờ ở vùng tranh chấp suốt 2 giờ đồng hồ trước khi rời đi.
Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc sau đó cũng đã lên tiếng xác nhận thông tin trên. Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố rằng, các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đã thực hiện một chuyến đi tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đội tàu này bao gồm các tàu CCG 2350, 1123, 2102 và 2166.
Động thái trên diễn ra sau khi Trung Quốc vừa đưa ra một trong những lời tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay trong cuộc khẩu chiến với Nhật Bản liên quan đến cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh cảnh báo, nếu Nhật Bản dám bắn vào máy bay không người lái của họ thì họ sẽ coi đó là “một hành động khiêu khích nghiêm trọng, một hành động gây chiến tranh”.
"Chúng tôi sẽ phải áp dụng các biện pháp đáp trả kiên quyết và bên nào gây ra sự khiêu khích sẽ phải chịu trách nhiệm và họ sẽ phải đối mặt với mọi hậu quả”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo như vậy.
Những tuyên bố cứng rắn trên của Bắc Kinh được đưa ra hôm thứ Bảy (26/10) sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên tiếng khẳng định sự ủng hộ ở Châu Á cho hành động đáp trả mạnh mẽ với cái mà ông này gọi là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm “thay đổi thế nguyên trạng bằng vũ lực”. Ngay trước đó, ông Abe cũng đã thông qua kế hoạch cho phép lực lượng nước ông bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài nếu chúng bay vào không phận Nhật Bản mà phớt lờ mọi lời cảnh báo. Kế hoạch này được đưa ra sau khi
Ngày hôm qua, Thủ tướng Abe còn nói với quân đội Nhật Bản rằng, “môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Vì thế, các bạn phải vứt bỏ hoàn toàn khái niệm thông thường trước đây cho rằng chỉ cần sự tồn tại của một lực lượng phòng vệ là đủ để có thể trở thành thứ để răn đe”.
Sau uy hiếp bằng tàu, Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Nhật
Sau khi đưa một loạt tàu thuyền đến uy hiếp Nhật Bản ở khu vực tranh chấp, Trung Quốc hôm qua (28/10) tiếp tục hướng mũi chỉ trích về phía cái mà họ gọi là những phát biểu liên tiếp mang đầy tính khiêu khích của giới chức Nhật Bản. Bắc Kinh còn cáo buộc Nhật Bản phá vỡ thế nguyên trạng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích giới chính khách Nhật Bản không chỉ hành động “khiêu khích” mà còn đang tự “lừa dối chính bản thân mình” trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Phản ứng trước những phát biểu đầy cứng rắn và thách thức của Thủ tướng Abe trong mấy ngày qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying hôm qua đã phát biểu tại một cuộc họp báo định kỳ rằng, những tuyên bố “khiêu khích” được tung ra liên tiếp từ phía giới chức Nhật Bản gần đây đã “một lần nữa thể hiện rằng, các chính khách Nhật Bản đang tự lừa dối chính mình bằng sự ngạo mạn và lương tri tội lỗi”.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tố ngược lại rằng, chính Nhật Bản mới là nước phải chịu trách nhiệm về việc làm đảo lộn thế nguyên trạng hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
"Hành động đơn phương của Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư ngay từ đầu đã là bất hợp pháp và vô giá trị. Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó và sẽ phản đối kiên quyết. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rằng Nhật Bản đã phá vỡ thế nguyên trạng ở quần đảo Điếu Ngư”, bà Hua nói.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang bị phủ bóng đen bởi một cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, quan hệ giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng cao độ.
Tàu thuyền sau này là cả máy bay chiến đấu của hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ một cuộc va chạm vô tình hay một sự việc không có chủ đích có thể leo thang thành một cuộc xung đột quân sự đáng sợ.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của
Ý kiến bạn đọc