(VnMedia) - Sau 1/4 thế kỷ diễn ra các cuộc chiến tranh trên mặt đất ở Trung Đông cùng với sự cắt giảm mạnh chi tiêu dành cho hải quân của các cường quốc lớn sau Chiến tranh Lạnh, người ta lại thấy hải quân các nước đang trở lại, mạnh mẽ hơn xưa nhằm đáp trả cái gọi là sự nổi lên của Trung Quốc cũng như việc phương Tây giờ đây không còn muốn triển khai bộ binh đến các cuộc xung đột như ở Syria.
Lực lượng Hải quân Mỹ vẫn là số 1 trên thế giới |
Người ta có thể cảm nhận rõ mối quan tâm ngày càng lớn dành cho lực lượng hải quân từ giới lãnh đạo chóp bu ở thủ đô
"Bạn sẽ thấy người ta đang đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc triển khai các lực lượng trên biển để đạt mục đích”, Đô đốc Gary Roughead, người mãn nhiệm chức vụ Chỉ huy Các Chiến dịch Hải quân Mỹ hồi năm 2011, cho biết.
"Bạn đang chứng kiến điều đó ở Địa Trung Hải với
Ấn Độ hồi tháng trước đã chính thức trình làng chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên và hơn một chục chiếc tàu được mệnh danh là bá chủ đại dương đó sắp xuất hiện trên thế giới trong thập kỷ tới, trong đó có “hai gã khổng lồ” lớp Gerald R. Ford của Mỹ, hai tàu của Anh, một tàu do Nga nâng cấp lại cho Ấn Độ và một hoặc nhiều hơn những chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc.
Công ty tư vấn có trụ sở tại Mỹ - AMI International ước tính, khoảng 800 tỉ USD sẽ được đổ vào các chương trình hải quan trên khắp thế giới trong vòng 2 thập kỷ tới, 1/4 trong số này sẽ là ở Châu Á. Khu vực này đang vượt qua Châu Âu trở thành thị trường hải quân lớn thứ hai thế giới sau Bắc Mỹ. Châu Âu đang kém thế trong lĩnh vực này do phải đối mặt với tình trạng “thắt lưng buộc bụng” vì khó khăn tài chính.
Trong ngân sách tháng 4 năm 2014, Hải quân Mỹ đang đứng đầu khi giành được số ngân sách lớn nhất trong 3 lực lượng. Lầu Năm Góc đã đề nghị cấp 155 tỉ USD cho Hải quân, gần 30% trong tổng ngân sách quốc phòng chung 527 tỉ USD của Mỹ. Ngân sách này chưa bao gồm số tiền dành cho hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Rõ ràng, "sức mạnh trên biển đang ngày càng trở nên quan trọng”, Chuẩn Đô đốc Mỹ Robert Kamensky – Chỉ huy lực lượng tàu ngầm của NATO, cho biết trong một bài phát biểu thay mặt Hải quân Mỹ ở thủ đô London, mới đây.
"Chúng ta đang trải qua thời kỳ nhu cầu tăng cao đúng thời điểm các nguồn lực bị thu hẹp”, ông Kamensky thừa nhận.
Washington đang đưa tàu chiến của họ từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương như một phần để kiềm chế, kiểm soát Lực lượng Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Lực lượng này đang được hưởng lợi chính trong suốt nhiều năm trời ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng ở mức hai con số.
Bắc Kinh bắt đầu đưa vào biên chế của Lực lượng Hải quân nước này chiếc tàu sân bay đầu tiên hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, con tàu đó chưa thể hoạt động đúng chức năng mà phần nhiều chỉ để dành cho các hoạt động thử nghiệm, huấn luyện. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường đóng tàu ngầm, tàu tuần tra và các loại tàu chiến khác.
Hồi tháng 9 vừa rồi, Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc đã thông báo kế hoạch bỏ ra 1,4 tỉ USD để mua các thiết bị, tài sản cho việc đóng các tàu chiến. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh làm việc này.
Sức mạnh trên biển: Mỹ suy giảm, các nước mạnh lên?
Trong cuộc “đua” sức mạnh trên biển hiện nay, các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc đang nâng cấp tất cả mọi thứ, từ hệ thống radar tới tên lửa, ngư lôi.... Các nước này có chung nỗi quan ngại về sức mạnh ngày một tăng của Trung Quốc cũng như chính sách ngày càng quyết liệt của nước này.
Trong năm tới, Nhật Bản sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất trong vòng 22 năm trở lại đây, mua sắm các tàu tuần tra, trực thăng đồng thời thiết lập một lực lượng thủy quân lục chiến.
Các công ty quốc phòng phương Tây từng chật vật ở các thị trường khác giờ đang háo hức với thị trường ở Châu Á. Tập đoàn BAE Systems đang hợp tác với Thái Lan để đóng tàu tuần tra trong khi các công ty khác đang bán vũ khí và thiết bị điện tử cho thị trường này.
Khả năng tấn công từ biển của Washington hiện tại vẫn là vô đối bởi nước này sở hữu tới hơn 10 chiếc tàu sân bay “khủng”, chiếm hơn nửa tổng số lượng tàu bá chủ đại dương của thế giới. Nhiều trong số này đứng trong danh sách các tàu chiến uy lực nhất, thiện chiến nhất của thế giới.
Có thể nói, các nước đang tăng cường sức mạnh hải quân cho mình nhưng về cơ bản, Mỹ vẫn đang là lực lượng hải quân số 1 của thế giới và chưa nước nào có thể bắt kịp.
Ý kiến bạn đọc