(VnMedia) - Hai chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (30/10) đã cất cánh đi đánh chặn một máy bay chiến đấu của Syria sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện chiếc máy bay này đang hướng tới khu vực biên giới của họ, một tuyên bố của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, họ đã phát hiện một chiếc máy bay chiến đấu SU-24 của Syria trong khi đang thực hiện một chuyến bay định kỳ dọc từ Gaziantep đến khu vực Hatay ở phía nam biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh cho hai chiếc phi cơ chiến đấu F-16 cất cánh từ Căn cứ Không quân Incirlik ở tỉnh Adana phía nam Thổ Nhĩ Kỳ đổi hướng bay để đi đánh chặn máy bay chiến đấu của Syria.
Chiếc máy bay của
Những vụ việc tương tự cũng đã vài lần xảy ra kể từ khi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một trực thăng của Syria hồi tháng 9 mới đây ở gần Hatay trong một vụ việc mà Ankara miêu tả là một vụ xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ của máy bay Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ và
Sự căng thẳng giữa
Vụ đối đầu mới nhất giữa máy bay chiến đấu hai nước Syria và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Assad vừa lên tiếng chỉ trích các nước ủng hộ cho phe nổi dậy Syria, trong số đó có tên của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Assad cho rằng, một giải pháp chính trị ở đất nước ông chỉ có thể đạt được nếu như các nước như Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay việc ủng hộ cho phe nổi dậy.
Assad cứng rắn với các nước đồng minh của phe nổi dậy
Tổng thống Assad hôm qua đã nói với đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập rằng, cần phải chấm dứt ngay tình trạng các nước bên ngoài ủng hộ, hậu thuẫn cho phe nổi dậy Syria nếu muốn tìm kiếm sự thành công cho bất kỳ giải pháp chính trị nào ở đất nước ông, đài truyền hình Syria đưa tin.
Phát biểu trên của ông Assad tại cuộc gặp với đặc phái viên Lakhdar Brahimi ở thủ đô Damascus đã làm tăng thêm những hoài nghi về khả năng thành công của một hội nghị hòa bình quốc tế ở Geneva sắp tới.
Mỹ, Nga và Liên Hợp Quốc trong nhiều tháng qua đã dồn không biết bao nhiêu công sức vào việc đưa chính phủ Syria và phe đối lập ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị hòa bình Geneva II nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài suốt gần 3 năm qua ở đất nước Trung Đông. Sau những sự trì hoãn liên tiếp, các nước đang cố gắng hết sức để có thể tổ chức được một hội nghị hòa bình về
Đặc phái viên Brahimi đã có chuyến thăm đến
Phát biểu trong cuộc gặp với ông Brahimi, Nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh: "Để bất kỳ giải pháp chính trị nào thành công, điều quan trọng thiết yếu là phải ngừng ngay sự ủng hộ cho các nhóm khủng bố và cho các nước đang tài trợ cho chúng, đang mở đường cho những tên lính đánh thuê khủng bố xâm nhập vào Syria và cung cấp tiền của, vũ khí cũng như các tiếp tế hậu cần khác”.
"Chỉ mình người dân
Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út và Qatar nằm trong số những nước ủng hộ tích cực nhất cho phe đối lập Syria, cung cấp tài chính và hậu cần cho lực lượng này. Về phía phương Tây, Mỹ và các nước đồng minh Châu Âu hiện mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các mặt hàng viện trợ không gây sát thương cho phe nổi dậy Syria dù Washington trước đó từng cam kết cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho lực lượng này.
Ý kiến bạn đọc