(VnMedia) - Hơn 30 phe nhóm nổi dậy vừa tuyên bố tuyệt giao với lực lượng nổi dậy chính được phương Tây hậu thuẫn. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi 13 nhóm chiến binh, trong đó có những nhóm chiến đấu hiệu quả nhất trong phe nổi dậy, tuyên bố tách ra khỏi lực lượng, thành lập một liên minh mới. Diễn biến liên tiếp này cho thấy, phe nổi dậy đang tự mình tan vỡ, không đánh mà tự diệt.
Phe nổi dậy Syria |
Tiếp tục “tan đàn xẻ nghé”
Theo một tuyên bố được tung lên mạng Internet ngày hôm qua (27/9), hơn 30 nhóm nổi dậy đã chính thức cắt đứt quan hệ với Liên minh Quốc gia Syria – tổ chức nổi dậy được phương Tây ủng hộ và công nhận là đại diện hợp pháp duy nhất của đất nước Syria.
Trong tuyên bố được sĩ quan nổi dậy Ammar al-Wawi đưa lên mạng, ông này cho biết, lý do hàng loạt nhóm nổi dậy tuyệt giao với Liên minh Quốc gia Syria và cánh quân sự của tổ chức – Hội đồng Quân sự Tối cao là vì “những thất bại thảm hại” của hai lực lượng chính này.
Tuyên bố cho biết, các nhóm nổi dậy rút lại sự ủng hộ cho Liên minh Quốc gia Syria bởi giới lãnh đạo đóng tại nước ngoài của Liên minh Quốc gia Syria hoàn toàn “cách ly khỏi lực lượng cách mạng đang chiến đấu trên chiến trường” và “đang đi lệch hướng khỏi con đường cách mạng”.
Các nhóm nổi dậy trên cũng không quên đổ lỗi cho cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc ngăn chặn “những tội ác chống lại loài người do chính quyền của Tổng thống Assad cùng với các băng nhóm khủng bố từ Iran và Hezbollah gây ra”.
Mặc dù 30 phe nhóm trên đại diện cho con số chiến binh không lớn lắm nhưng việc hàng chục đơn vị nổi dậy từ các khu vực khác nhau trên khắp đất nước tự mình tách ra khỏi Liên minh Quốc gia Syria và Hội đồng Quân sự Tối cao đã chứng minh một thực tế rằng, phe nổi dậy ngày càng suy yếu. Diễn biến này cũng làm phương hại thêm nữa cho các nỗ lực của phương Tây trong việc dựng lên một lực lượng thay thế cho chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Nội bộ phe nổi dậy
Hồi đầu tuần này, 13 nhóm nổi dậy, trong đó có những thành phần có ảnh hưởng nhất và lớn nhất, bao gồm tổ chức Mặt trận Nusra có liên quan đến Al-Qaeda, đã tuyên bố tách ra khỏi liên minh nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn và thành lập môt liên minh mới trong khuôn khổ của đạo Hồi. Đây được xem là khởi đầu của tiến trình “không đánh mà tự diệt” của phe nổi dậy.
Những nhóm vừa cắt đứt quan hệ với lực lượng nổi dậy chính ngày hôm qua được xem là tương đối nhỏ hơn và ít ảnh hưởng hơn so với 13 nhóm đầu tiên.
Với tình trạng “chia năm xẻ bảy” cùng với nguồn cung cấp vũ khí chậm và ít, phe nổi dậy đang thực sự rơi vào khó khăn.
Dù phe nổi dậy đã nhận được sự tái khẳng định về cam kết ủng hộ từ các nước phương Tây trong cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này nhưng sức mạnh của phe nổi dậy không vì thế mà tăng lên được. Thay vào đó, phe nổi dậy
Sau nhiều tuần thể hiện sự tức giận và thất vọng tràn trề trước việc cộng đồng quốc tế không đánh Syria mà quay sang tập trung vào đàm phán một thỏa thuận nhằm hủy bỏ kho vũ khí hóa học của chính quyền Assad, Liên minh Quốc gia Syria hy vọng sẽ tận dụng được cơ hội trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này để thúc đẩy sự nghiệp của họ.
"Chúng tôi đến Liên Hợp Quốc để cho cộng đồng quốc tế thấy sự thất vọng của nhân dân Syria trước thất bại của họ và việc họ đã từ bỏ các nghĩa vụ về mặt đạo đức, chính trị và luật pháp đối với một dân tộc đang bị tàn sát hàng ngày”, Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria – ông Ahmed Jarba cho biết tại một cuộc họp báo ngày hôm qua (27/9).
Bất chấp một loạt những cuộc họp song phương diễn ra tuần này, trong đó có cuộc họp đầu tiên giữa Liên minh Quốc gia Syria với đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi, mọi nỗ lực của phe nổi dậy gần như bị che khuất hoàn toàn bởi những tin tức về việc hàng loạt phe nhóm trong nội bộ lực lượng này đang tách ra, lập liên minh mới.
Tình trạng trên đặt các cường quốc phương Tây vào tình thế khó xử. Trong cả tuần qua, giới chức phương Tây ở New York luôn tìm cách lẩn tránh câu hỏi về tình trạng “tan đàn xẻ nghé” trong nội bộ phe nổi dậy.
Trên thực tế, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã hiểu rõ bản chất mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ phe nổi dậy cùng với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của lực lượng chiến binh Hồi giáo cực đoan. Đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các cường quốc phương Tây “đau đầu” trong việc tìm câu trả lời cho câu hỏi có nên hậu thuẫn cho phe nổi dậy hay không.
Phương Tây lo sợ viễn cảnh khủng khiếp về việc họ giúp đỡ cho lực lượng Hồi giáo cực đoan lên nắm quyền ở đất nước
Ý kiến bạn đọc