(VnMedia) - Bài phát biểu mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Liên Hiệp Quốc hé lộ phần nào cái gọi là Học thuyết của Obama. Trên cơ sở những gì ông phát biểu, thì học thuyết ấy có vẻ là: Mỹ vẫn tiếp tục cống hiến cho các giá trị của tự do và dân chủ, nhưng ngày càng miễn cưỡng là một nước bá chủ toàn cầu.
Để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình, chẳng hạn như nguồn cung năng lượng giá rẻ và đánh bại các nhóm khủng bố chống đối, Mỹ sẽ phải sử dụng mọi sức mạnh sẵn có, trong đó có hành động quân sự. Nhưng nói chung, Mỹ nghiêng mạnh về việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao.
Nói là vậy nhưng ý nghĩa ẩn sau câu chữ “miễn cưỡng” của ông lại hàm ý là: Mối nguy hiểm ngày càng lớn lên của cả thế giới trong những năm sắp tới không phải là nước Mỹ sẽ cố để xây dựng đế chế hùng mạnh của mình ra bên ngoài mà sẽ có một cái giá phải trả cho việc Mỹ quyết định “ở nhà” thay vì nhúng tay vào giải quyếtnhững bất ổn và rối loạn của thế giới.
Trong suốt năm năm qua, câu hỏi khiến nhà lãnh đạo của cường quốc số 1 thế giới phải băn khoăn là liệu khi nào thì Mỹ mới sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ của "một cảnh sát thế giới"? Lý do cho sự băn khoăn này được Tổng thống Obama đưa ra rằng vì khi những nước khác đảm nhận vị trí này, hoặc ít nhất là chia sẻ trách nhiệm này thì ngay lập tức tranh cãi về chi phí ở đâu và giải quyết thế nào lại xuất hiện.
Dưới quyền tổng chỉ huy của Obama, chính sách ngoại giao của Washington thỉnh thoảng lại chạy ngoằn ngoèo hết từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác mà không có một mạch chung.
Các trợ lý của ông tại Nhà Trắng cho biết thế giới quan của vị tổng thống này đã thay đổi phần nào kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2009, một chiến dịch nhằm chấm dứt “chiến tranh câm lặng” và làm mới cách tiếp cận với các đổi thủ của Mỹ.
Hình ảnh hiện hữu của chính quyền Obama trên khắp thế giới lại hoàn toàn khác với gần 40 cuộc tấn công của máy bay không người lái chống lại tổ chức Al Qaeda và các cuộc tấn công vào chương trình hạt nhận của Iran, cả hai sự việc trên đều được ông nhìn nhận là mối đe dọa trực tiếp.
Sau một tháng đáng ghi nhận về kế hoạch của chính quyền Obama và tiếp đến là việc hủy bỏ tấn công tên lửa Tomahawk chống lại các căn cứ quân sự của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì giờ ông đã thừa nhận với các nhà lãnh đạo thế giới rằng ông sẽ cống hiến quãng thời gian còn lại khi tại vị Tổng thống cho hai mục tiêu ngoại giao lớn, đó là: tìm kiếm nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt đối đầu với Iran và tạo ra một nhà nước độc lập cho cộng đồng người Palestine mà Israel có thể sống chung mà không có bất cứ đe dọa nào.
Trọng trách của chính quyền Obama
Mục tiêu thứ nhất mà chính quyền 3 năm 4 tháng của ông Obama phải gánh trọng trách chính là di sản để lại của hai người tiền nhiệm trước đó: Bush và Clinton. Nó là thước đo cho thấy vấn đề của khu vực này phức tạp đến mức nào. Không một cái bắt tay hợp tác nào từ nhà lãnh Iran Hassan Rouhani và cũng không có bất cứ một cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp từ một đất nước đã từ lâu bị lên án là thành viên của “trục ma quỷ”.
Điều khiến cho tất cả trọng trách này trở nên ngày càng khó khăn với ông Obama là sức mạnh của Mỹ trong khu vực này đã bị giảm sút – một phần vì lực lượng Mỹ đã rút khỏi Iraq; một phần vì chính quyền Obama đã bị chia rẽ sâu sắc về việc khi nào thì can thiệp; và một phần vì tuyên bố của chính ông về “trục ma quỷ”, dù đúng dù sai cũng là bằng chứng cho thấy chính quyền của ông đã không còn chú ý đến vấn đề Trung Đông nữa.
Người ta có thể thấy được sự chán chường trong bài phát biểu ở Đại Hội Đồng, khi mà ông Obama chế giễu những ai cáo buộc Mỹ can thiệp vào chỉ để tìm kiếm các nguồn tài nguyên hoặc ảnh hưởng toàn cầu.
Và rồi sau đó một cuộc thảo luận song song diễn ra tại phòng tình hình của Nhà Trắng. Khi Cựu bộ trưởng quốc phòng, ông Robert Gates và cố vấn an ninh quốc gia, ông Tom Donilon, nói rằng ông sẵn sàng can thiệp vào Libya – một đất nước mà theo lời của Gates là Mỹ không có bất cứ quyền lợi quốc gia nào thì Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton và người tiền nhiệm của ông Donilon, bà Susan E. Rice, nhắc lại cuộc thảm sát của 800,000 người Rwandans dưới thời Tổng thống Clinton, và nói rằng ông Obama không thể cho phép bất cứ tội ác diệt chủng nào được diễn ra nữa.
Một cách miễn cưỡng, ông Obama đã đồng ý và ra lệnh một cuộc tấn công ném bom cùng với NATO và Liên đoàn Ả Rập. Ngay sau đó ông lại nói Mỹ không thể ủng hộ cho việc này vì đây không phải là “con người của họ”.
Mới đây,vàotháng trước khi ông bàn luận với một nhân viên của mình về một kế hoạch giống như một cuộc tấn công sắp diễn ra vào Syria vì tự bản thân ông cũng nhận thấy tình hình ở đây sẽ khác với những gì ông đã đối mặt ở Lybia.
Nhưng một điều sâu sắc hơn mà ông Obama phải suy xét đó là ông đã tiếp thu được những bài học cay đắng thế kỷ của người Mỹ như việc quyết định ở lại Afghanistan đã không thể tăng cường sức ảnh hưởng của Mỹ tại đây; và với Lybia, một lần nữa cuộc tấn công thả bom lại qua đi và chỉ để lại những bất ổn chính trị tại quốc gia này.
Câu hỏi được đặt ra bây giờ là khi nào chính quyền Obama mới sẵn sàng sử dụng vũ lực sau năm năm từng trải kinh nghiệm. Thông điệp của ông bây giờ là sự thất bại của các đồng minh và các nước láng giềng trong khu vực tham gia với Mỹ đã có một tác động bền bỉ và sâu sắc vào nhận thức sẵn lòng hành động của công chúng Mỹ.
Và quả thực, sau cuộc bất đồng của Quốc hội Mỹ về những cuộc tấn công của chính quyền Obama vào Syria, có vẻ như khó có thể tưởng tượng ông Obama liệu có thể đe dọa sử dụng vũ lực nếu ông Assad không giữ đúng về kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học.
Iran có thể là một trường hợp khác. Đối với ông Obama và đồng minh thân cận của mình trong khu vực, Israel thì lợi ích đem đến từ đây cao hơn rất nhiều. Bởi vậy, ông đã tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ không cho phép Iran có được loại vũ khí này.
Nhưng câu hỏi quen thuộc vẫn được đặt ra là, sau năm năm và một số diễn biến của học thuyết Obama,thì liệu người Iran có tin tưởng vào ông không?
Ý kiến bạn đọc