(VnMedia) - Vào thời điểm cuộc tranh luận về việc có nên đánh
Suốt nhiều tuần liền, báo chí không ngớt đưa tin về vị trí và các hoạt động triển khai của những chiếc tàu khu trục và tàu ngầm Mỹ ở Địa Trung Hải. Đây là những chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk. Dù ủng hộ hay không ủng hộ một chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào
Tên lửa hành trình |
1. Tên lửa hành trình lần đầu tiên trở thành vũ khí tấn công là trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh
Trên thực tế, Mỹ lần đầu tiên sáng tạo ra tên lửa hành trình nhưng chưa triển khai là vào Chiến tranh Thế giới thứ I. Khi đó, tên lửa này được thiết kế để tấn công vào các mục tiêu trên mặt đất. Chương trình này đã bị đóng cửa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh nhưng các nước khác vẫn tiếp tục theo đuổi công việc tương tự, đáng chú ý nhất là Đức. Tên lửa V-1 mà Đức dội xuống thủ đô London của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ II thực sự là những tên lửa hành trình với tầm bắn hơn 200km và có thể mang theo chất nổ nặng xấp xỉ 1 tấn – gần gấp hai lần khối lượng chất nổ mà một tên lửa Tomahawk của Mỹ chứa được hiện nay.
Đức đã bắn khoảng 10.000 tên lửa V-1 vào Anh, trong số này chỉ có 3.500 được phóng đi thành công mà không bị rơi hoặc không bị bắn hạ. Cuộc tấn công bằng tên lửa V-1 của Đức đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người nhưng không gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến.
Sau chiến tranh, Mỹ tiếp tục theo đuổi chương trình phát triển tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt đất. Vào cuối những năm 1950 và đầu 1960, Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên tên lửa Regulus. Trong khi đó, việc phát triển tên lửa hành trình cho chiến tranh trên biển – hạm đối hạm, đất đối hải – được thúc đẩy nhanh chóng.
Tomahawk có từ lâu hơn mọi người nghĩ. Nó được thai nghén từ những năm 1970 và được tuyên bố đi vào hoạt động từ đầu những năm 1980. Tên lửa Tomahawk bắt đầu là một hệ thống vũ khí hạt nhân và dần đảm nhiệm vai trò tấn công mặt đất như hiện nay. Có nhiều loại tên lửa hành trình như đất đối đất, đất đối không, đất đối hải.... Theo quan điểm của Mỹ, tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí thích hợp nhất trong trường hợp của
2. Tên lửa hành trình chính xác 100%
Sự thực là không phải như vậy. Những vũ khí thông minh thỉnh thoảng cũng trở nên “ngu ngốc” bởi những lỗi về kỹ thuật, bởi sự phá nhiễu hay bị kẻ thù lừa. Ví dụ như Anh từng lừa tên lửa của Đức bằng cách cung cấp những thông tin giả về việc họ sẽ tấn công ở đâu trong chiến dịch năm 1944-1945. Tỉ lệ thành công của tên lửa hành trình hiện giờ cao hơn rất nhiều so với tên lửa V-1 của Đức trước đây nhưng chắc chắn là thấp hơn 99%.
Một tên lửa hành trình sử dụng một hay nhiều hơn các hệ thống dẫn đường. Khi tìm được mục tiêu, nó sẽ cho phát nổ một đầu đạn nặng gần 500kg hay một khối lượng lớn những quả bom chùm để tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, vũ khí chính xác đòi hỏi phải được cung cấp những thông tin tình báo chính xác và kịp thời. Năm 1998, Mỹ đã bắn hàng chục tên lửa hành trình vào các trại huấn luyện của Al-Qaeda ở Afghanistan nhưng Osama bin Laden không có mặt ở đó và theo một số nguồn tin, chỉ có vài kẻ khủng bố bị tiêu diệt trong vụ tấn công tốn kém này. Những tên lửa thì chính xác nhưng chúng chỉ hữu ích khi mục tiêu được cung cấp chính xác.
3. Tên lửa hành trình được phóng từ biển có thể làm bất kỳ điều gì mà máy bay có thể làm nhưng không gây nguy hiểm cho phi công.
Tomahawks rất đắt – khoảng 1 đến 2 triệu/1 quả. Những quả bom điều khiển chính xác được thả xuống từ máy bay rẻ hơn rất nhiều - giá ở mức hàng chục nghìn USD. Mỹ có thể có hàng ngàn tên lửa Tomahawks trong kho vũ khí nhưng nước này có thể có hàng trăm nghìn quả bom trọng trường. Một quả bom trọng trường có thể mang theo một khối lượng chất nổ gấp hai lần tên lửa hành trình. Vì tính chất thả một quả bom ở khoảng cách gần hơn việc phóng một tên lửa nên một quả bom có thể xâm nhập qua nhiều tầng lớp bê tông vững chắc. Vì thế, để phá hủy một boongker ngầm dưới lòng đất, người ta thường dùng đến những quả bom trọng trường được thả từ máy bay thay vì tên lửa hành trình.
Hơn nữa, dùng máy bay người ta có thể dễ dàng thay đổi quyết định vào phút cuối hơn bằng việc ra lệnh cho máy bay quay đầu và chào đón phi công trở về. Với tên lửa, chúng ta không làm được điều này. Tên lửa Tomahawk đã được bắn đi thì không có cách nào quay trở lại căn cứ.
Vài nét về tên lửa Tomahawk của Mỹ
Tên lửa Tomahawk do tập đoàn tên lửa Raytheon có trụ sở ở
Tên lửa Tomahawk dài hơn 6 mét, có đường kính hơn 50cm, và nặng gần 1.500kg. Tên lửa Tomahawk đầu tiên được thiết kế để mang theo các đầu đạn hạt nhân. Chúng có tầm bắn đạt mức gần 2.500km – đủ xa để có thể tấn công vào thủ đô Moscow từ một chiếc tàu ngầm ở Biển Bắc. Tuy nhiên, tên lửa Tomahawk mang theo đầu đạn hạt nhân hiện tại đang được cho “về nghỉ hưu”. Ngày nay, tên lửa Tomahawk hoặc có thể mang theo 454kg đầu đạn thông thường hoặc có thể mang theo 166 quả bom chùm. Tầm bắn tiêu chuẩn của loại tên lửa này là hơn 1.600km.
Với số lượng 454kg bom, một tên lửa Tomahawk đủ mạnh để có thể phá hủy hoàn toàn một ngôi nhà hoặc cho nổ tung một miệng núi lửa rộng 6m. Những quả bom chùm lại có thể tạo “ảnh hưởng lan rộng giống như pháo hoa”, gây thương vong nhiều cho các chiến binh. Hải quân Mỹ được cho là đang sở hữu trong tay tới 3.500 tên lửa Tomahawk.
Ý kiến bạn đọc