(VnMedia) - Với quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh song phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Barack Obama trên thực tế đã tự mình “đổ xuống sông xuống biển” bao nhiêu nỗ lực mà ông này đã dày công vun đắp để xây dựng mối quan hệ hợp tác với Nhà lãnh đạo của xứ sở Bạch Dương. Rõ ràng, để “trả đũa” Tổng thống Putin về vụ Snowden, ông chủ Nhà Trắng đang tự làm mình “bị đau” trước.
|
Hủy bỏ nỗ lực một năm
Sau một thời gian cân nhắc và trước sức ép của nhiều quan chức Mỹ, Tổng thống Obama cùng cùng cũng quyết định hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp quan trọng Putin.
Quyết định của ông chủ Nhà Trắng được giới chức Nga miêu tả là bước đi “gây thất vọng”. Cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Nga – ông Yuri Ushakov cho biết: “Chúng tôi rất thất vọng trước quyết định của chính quyền Mỹ trong việc hủy cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo ở
Tổng thống Obama vẫn đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở St Petersburg nhưng tránh gặp chủ nhà Putin dù hai nước Nga, Mỹ đã lên kế hoạch về cuộc gặp này từ trước đó rất lâu.
Bước đi trên của ông Obama là nhằm trả đũa việc chính quyền Nga hôm 1/8 chính thức cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Edward Snowden – một cựu nhân viên CIA đã tiết lộ thông tin mật về các chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ và đang bị gọi là “kẻ phản bội nước Mỹ”. Washington cảm thấy bị bẽ mặt khi Moscow cho phép Snowden ở lại nước Nga trong vòng một năm bất chấp yêu cầu khẩn thiết và cả lời đe dọa từ giới chức Mỹ đòi Nga phải cho dẫn độ “kẻ phản bội” Snowden về nước chịu tội.
Theo lời cố vấn Ushakov, mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ liên quan đến vấn đề Snowden cho thấy Wasington không đối xử với Nga như là một đối tác bình đẳng. Ông này cũng nhấn mạnh lại lập trường của
"Trong suốt nhiều năm qua, người Mỹ luôn tránh ký một thỏa thuận dẫn độ với Nga và liên tục từ chối yêu cầu dẫn độ tội phạm Nga về nước với lý do là hai nước thiếu một thỏa thuận như thế", ông Ushakov cho hay. Tuy nhiên, cố vấn chính sách đối ngoại Nga vẫn khẳng định, lời mời ông Obama đến Nga vẫn có hiệu lực.
Quyết định hủy bỏ cuộc gặp với Tổng thống Putin của ông chủ Nhà Trắng là một “đòn trả đũa” phản ánh mối quan hệ đang bị xấu đi nghiêm trọng vì vụ việc Snowden. Ông Obama có thể trả đũa Tổng thống Putin, làm hài lòng một số chính khách diều hâu ở Mỹ nhưng bước đi này của ông lại làm hại chính ông.
Rõ ràng, với quyết định của mình, Tổng thống Obama trên thực tế đã tự tay xóa bỏ nỗ lực suốt một năm qua của ông nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu hảo với người đồng cấp Putin.
Ông Obama dường như cũng đã tự mình phá vỡ hy vọng mà ông tạo ra ngay từ nhiệm kỳ đầu về một sự “tái cài đặt” quan hệ giữa Nga, Mỹ mà theo đó hai siêu cường hàng đầu thế giới có thể tìm được cách tiếp cận chung đối với các vấn đề toàn cầu bất chấp những mâu thuẫn, bất đồng về chính sách.
Chính quyền Mỹ trong thời gian qua đã nỗ lực tìm cách cải thiện quan hệ với Nga bởi hơn ai hết, Washington hiểu rằng, họ rất cần Moscow trong một loạt vấn đề trong nước và quốc tế. Nếu không có sự ủng hộ của Nga, Mỹ chẳng thể giải quyết được cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 28 qua ở đất nước
Không có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Obama và Putin đồng nghĩa với việc mối tiếp xúc giữa hai siêu cường Nga-Mỹ có sự gián đoạn nhất định. Và như vậy, Mỹ sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc tìm cách đạt được các mục tiêu mà họ đặt ra trong vấn đề
Cha Snowden tin vào sự vững vàng của Tổng thống Putin
Trong khi giới chức Mỹ nổi giận đùng đùng trước quyết định cho Snowden tị nạn tạm thời ở Nga thì cha của cựu nhân viên CIA – ông Lon Snowden hết lời ca ngợi ông Putin và thể hiện sự tin tưởng vào Nhà lãnh đạo nước Nga.
Đúng ngày Tổng thống Obama tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp với người đồng cấp Putin, ông Lon đã nói rằng, ông tin tưởng Tổng thống Nga sẽ đứng vững trước áp lực từ phía Washington.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kéo dài và xúc động với hãng tin Reuters, ông Lon đã nói rằng, ông tin tưởng Tổng thống Putin sẽ không thay đổi quyết định và sẽ không đưa con trai ông trở lại nước Mỹ để đối mặt với các tội danh gián điệp.
"Tổng thống Vladimir Putin sẽ đứng vững. Tôi tôn trọng sức mạnh và sự dũng cảm của ông ấy. Ông ấy sẽ đứng vững trước áp lực mạnh mẽ từ chính phủ của chúng tôi và tôi phải tin tưởng rằng, ông ấy sẽ tiếp tục đứng vững”, cha của Snowden nói.
"Cái trò kiểu 'tôi sẽ không đến cuộc họp này’ hay ‘tôi sẽ không đến cuộc gặp kia’, theo tôi sẽ chẳng thể làm Tổng thống Vladimir Putin khuất phục”, ông Lon nói thêm.
Cha của “kẻ phản bội nước Mỹ” cũng chỉ trích gay gắt cách xử lý của chính quyền Tổng thống Obama trong vụ việc liên quan đến con trai ông này. Theo ông Lon, cách xử lý đó đã khiến con trai ông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi sống tị nạn ở nước ngoài. Ông Lon bày tỏ hy vọng, cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Nga và Mỹ sẽ không làm công chúng Mỹ xao lãng khỏi vấn đề lớn hơn liên quan đến các chương trình do thám, giám sát bí mật của chính phủ.
"Đây không phải là vấn đề về Nga. Cuộc chiến đó không phải ở Nga mà nó ở ngay đây. Cuộc chiến đó là về những chương trình đang làm phương hại, xâm phạm đến các quyền hiến pháp của chúng ta”, ông Lon nhấn mạnh.
Ý kiến bạn đọc