(VnMedia) - Ấn Độ hôm qua (14/8) xác nhận, toàn bộ 18 người mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm phát nổ của nước này đã thiệt mạng. Đây là một tin sốc trong thảm kịch tồi tệ nhất của lịch sử Hải quân Ấn Độ thời hiện đại. Không chỉ mất đi chiếc tàu ngầm thiện chiến hàng đầu, Ấn Độ còn mất đi một loạt sĩ quan và thủy thủ ưu tú của Lực lượng Hải quân.
Thảm kịch nổ tàu ngầm Ấn Độ. |
"Tôi cảm thấy rất đau buồn trước sự ra đi của một loạt sĩ quan và thủy thủ, họ đã hy sinh cuộc sống cho đất nước. Tôi đã báo cáo vụ việc lên Thủ tướng Manmohan Singh. Tôi vừa đến Mumbai để xem xét và tìm hiểu chi tiết về thảm kịch đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - ông A.K.
Ít nhất 18 thủ thủ đã bị mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm INS Sindhurakshak khi con tàu phát nổ và bốc cháy vào rạng sáng ngày hôm qua. Được chất đầy đầu đạn, chiếc tàu ngầm hàng đầu của Ấn Độ do Nga chế tạo đầu tiên chỉ hứng chịu một tiếng nổ nhỏ. Tuy nhiên, ngay sau đó, người ta nghe thấy liên tiếp 2 tiếng nổ lớn và một ngọn lửa lớn bùng lên, lan rộng ra khắp chiếc tàu ngầm 16 tuổi. Cả chiếc tàu ngầm bị trùm kín trong một “quả cầu” lửa khổng lồ, làm sáng rực bầu trời ở khu vực xưởng đóng tàu. Loạt vụ nổ khủng khiếp này được cho là xuất phát từ phòng chứa ngư lôi.
Các nguồn tin khẳng định, vụ nổ xảy ra ngay sau nửa đêm khi tàu INS Sindhurakshak vừa cập cảng tại một xưởng đóng tàu được canh phòng cẩn mật của Hải quân Ấn Độ ở Mumbai. Con tàu này vừa trải qua một quá trình nâng cấp, đại tu ở Nga và mới trở về Ấn Độ hồi tháng 4.
"Mặc dù ngọn lửa gây ra từ loạt vụ nổ đã được dập tắt lúc khoảng 3h sáng theo giờ địa phương hôm thứ Tư nhưng tàu ngầm INS Sindhurakshak đã hoàn toàn bị nuốt chửng bởi ngọn lửa và đã chìm xuống đáy biển. Một tàu ngầm khác gần đó - INS Sindhuratna cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi thảm họa từ tàu INS Sindhurakshak", giới chức Ấn Độ cho biết.
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ - Đô đốc D K Joshi cho biết, chỉ có đội làm việc thường trực trên tàu ngầm gồm 3 sĩ quan và 15 thủy thủ là có mặt trên tàu trong thời điểm nó gặp nạn. Và 18 sĩ quan và thủy thủ này đã bị mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm khi nó chìm dần xuống biển.
Các thợ lặn hải quân đã tiếp cận chiếc tàu ngầm INS Sindhurakshak từ cửa hầm chứa hàng nhưng không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống trên con tàu. Các thợ lặn đang tìm cách bơm nước ra khỏi tàu ngầm để đưa nó nổi lên mặt nước.
"Cơ hội sống sót cho các sĩ quan và thủy thủ là không thể khi mà tàu ngầm đã bị chìm dưới nước trong suốt 12 giờ đồng hồ", Đô đốc Joshi đã nói như vậy. Trong khi Hải quân Ấn Độ từ chối tiết lộ danh tính những sĩ quan, thủy thủ đã hy sinh trong thảm họa tàu ngầm INS Sindhurakshak thì Đô đốc Joshi cho hay, hai trong số các sĩ quan và 3 trong số các thủy thủ đã có gia đình.
Theo các nguồn tin hải quân, 3 nhân viên của tàu ngầm INS Sindhurakshak không có mặt trong con tàu tại thời điểm vụ nổ xảy ra đã nhảy xuống nước an toàn và đã được điều trị những vết thương nhẹ. Những người này đều đã được xuất viện.
Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony ngay lập tức có mặt tại Mumbai sau khi thảm họa tàu ngầm xảy ra. Ông miêu tả, đây là “thảm kịch khủng khiếp nhất thời hiện đại”.
Nguyên nhân vụ nổ tàu ngầm
Một cuộc điều tra cấp cao đang được Hải quân Ấn Độ tích cực tiến hành nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra thảm họa tàu ngầm ngày hôm qua. Giới chức Ấn Độ không loại trừ khả năng đây là một vụ phá hoại bởi thảm họa trên xảy ra đúng một ngày trước khi Ấn Độ mừng Ngày Độc lập.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng
Trong khi đó, các nguồn tin quốc phòng thiên về hướng tàu ngầm INS Sindhurakshak phát nổ vị một sự cố từ bên trong. Con tàu này dự kiến sẽ rời cảng đi thực hiện một chuyến tuần tra định kỳ trong ngày hôm qua vì thế các thủy thủ đã tiến hành công việc sắp xếp vũ khí trên tàu đúng như thủ tục. "Có khả năng, các thủy thủ điều khiển cần trục đưa tên lửa vào tàu ngầm đã vô tình làm rơi một tên lửa và tên lửa này rơi trúng vào một tên lửa khác, gây ra một loạt vụ nổ”, một nguồn tin dự đoán.
Tuy nhiên, tất cả những nguyên nhân nêu ở trên chỉ mang tính dự đoán. Mọi việc đều cần phải chờ đợi kết quả điều tra, giới chức Ấn Độ cho hay.
Tàu ngầm INS Sindhurakshak đã từng trải qua hai vụ nổ năm 2010, trong đó có một thủy thủ thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Thảm kịch tàu ngầm của Ấn Độ xảy ra đúng hai ngày sau khi cường quốc Châu Á này vừa trình làng chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên, gây sự chút ý lớn của dư luận thế giới.
Ý kiến bạn đọc