(VnMedia) - Các quốc gia Đông Nam Á hôm qua (14/8) đã cam kết phối hợp đoàn kết với nhau trong nỗ lực gây sức ép với Trung Quốc để cường quốc này chấp nhận tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc ở Biển Đông nhằm quản lý các cuộc tranh chấp hàng hải đang nóng bỏng hiện nay.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đã nhất trí đoàn kết với nhau trong nỗ lực thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. |
Những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ nay đã “khuấy” lên những căng thẳng đáng lo ngại trong khu vực. Vùng biển chiến lược, giàu tài nguyên này đang được xem là một trong những điểm nóng quân sự dễ bùng phát xung đột nhất ở Châu Á.
Ngoại trưởng của tất cả 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm qua đã nhất trí “nói chung một tiếng nói” trong việc tìm kiếm một “bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết. Ngoại trưởng các nước ASEAN đang có cuộc họp không chính thức kéo dài 2 ngày ở Hua Hin, Thái Lan. Vào cuối tháng này, giới quan chức ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp ở thủ đô Bắc Kinh.
Trong số 10 nước ASESAN, chỉ có duy nhất Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong là không đến tham dự cuộc họp ở Hua Hin. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Campuchia đã có mặt và cũng đã nhất trí về việc “cùng chung tiếng nói” trong vấn đề tìm kiếm bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Cuộc họp ở Hua Hin là một phiên thảo luận không chính thức nhằm chuẩn bị cho hai cuộc gặp giữa hiệp hội ASEAN với Trung Quốc sắp tới.
"ASEAN sẽ phải nói chung một tiếng nói và phải thống nhất, đoàn kết. Điều này không có nghĩa là đoàn kết để chống lại một ai đó... ASEAN đoàn kết để có thể giúp tiến trình thảo luận, đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trở nên dễ dàng hơn”, phát ngôn viên của Thái Lan cho hay.
"Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nên hướng tới mục tiêu tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó ngăn chặn bất kỳ vụ việc không mong muốn nào xảy ra ở Biển Đông”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesian Marty Natalegawa phát biểu, “chúng tôi củng cố lập trường chung của ASEAN với kỳ vọng rằng, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông sẽ trở thành một cơ chế dựa trên pháp quyền giúp tăng cường sự tự tin, tránh những vụ việc không mong muốn và giải quyết những sự cố khi nó xảy ra. Tất cả chúng tôi đều dự định đến Bắc Kinh”.
ASEAN sẽ đưa ra vấn đề trên ra thảo luận tại cuộc họp giữa Ngoại trưởng ASEAN và Ngoại trưởng Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh từ ngày 28-30/8. Đây là cuộc họp kỷ niệm 10 năm hai bên thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược”.
"Chúng tôi muốn sớm ký được Bộ Quy tắc Ứng xử, càng sớm càng tốt”, một quan chức ASEAN cho biết.
ASEAN đã nỗ lực suốt hơn một thập kỷ qua để đạt được một thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc.
Hy vọng nhưng không quá kỳ vọng
Sự đoàn kết mà ASEAN thể hiện trong cuộc họp ngày hôm qua là một kết quả tích cực và đem đến nhiều hy vọng sau khi hiệp hội này từng thể hiện sự chia rẽ về vấn đề Biển Đông trong hội nghị hồi năm ngoái.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 diễn ra ở Campuchia hồi năm ngoái được xem là một thất bại bởi lần đầu tiên trong lịch sử ra đời và tồn tại của hiệp hội này, các thành viên không đạt được sự đồng thuận để ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị. Lý do là Trung Quốc đã gây sức ép buộc nước chủ nhà cũng là Chủ tịch luân phiên khi đó của ASEAN – Campuchia không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào tuyên bố chung.
Sự đoàn kết của ASEAN cùng với việc Bắc Kinh trước đó đã chấp nhận đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử là những tín hiệu lạc quan trong tiến trình tiến tới việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông bằng con đường hòa bình.
Tại cuộc họp ở Brunei hồi tháng 7 vừa rồi, Bắc Kinh đã chấp nhận tham gia một cuộc họp đặc biệt giữa ASEAN và Trung Quốc để khởi động tiến trình đàm phán chính thức về một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông ở Suzhou, gần Thượng Hải, vào ngày 14 và 15/9 tới. Đây là một sự thay đổi bất ngờ của Trung Quốc bởi trước đây, nước này luôn từ chối thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với các đối tác ASEAN. Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết các cuộc tranh chấp trên cơ sở song phương để dễ bề gây áp lực lên các nước láng giềng nhỏ hơn.
Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho rằng, các nước không nên quá kỳ vọng vào sự thay đổi lập trường của Bắc Kinh bởi việc nước này chấp nhận đàm phán về bộ quy tắc ứng xử không có nghĩa là họ sẽ từ bỏ lập trường đòi giải quyết song phương các cuộc tranh chấp.
Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã là khuấy động khu vực Biển Đông bởi các cuộc tranh chấp quyết liệt với các nước láng giềng. Có tới 4 thành viên của ASEAN gồm Philippine, Việt
Ý kiến bạn đọc