(VnMedia) - Trung Quốc đã khiến nước láng giềng Nhật Bản nổi giận đùng đùng khi triển khai 4 con tàu ở vùng biển tranh chấp trong thời gian kỷ lục là 28 giờ đồng hồ. Động thái bất thường này khiến nhiều người đặt câu hỏi, đằng sau đó là gì? Trên thực tế, người ta tin rằng, Bắc Kinh đang “tái diễn” kịch bản trong cuộc tranh chấp trên biển với
|
Tàu thuyền từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới thành lập của Trung Quốc đã “quần thảo” trên vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông trong thời gian lâu nhất kể từ khi Tokyo mua lại quần đảo tranh chấp này từ tay người chủ sở hữu tư nhân hồi năm ngoái, Tổng thư ký nội các Yoshihide Suga cho biết tại một cuộc họp báo ngày hôm qua (8/8). Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ngay lập tức triệu tập một nhà ngoại giao Trung Quốc đến để phản đối “quyết liệt” động thái bất thường của nước láng giềng.
Trong khi đó, nhiều người đang tự hỏi, tại sao Trung Quốc lại có hành động triển khai tàu thuyền bất thường như vậy trong vùng tranh chấp khi đang có cuộc đối đầu quyết liệt với phía Nhật Bản?
Trên thực tế, giới phân tích và các nhà quan sát theo dõi diễn biến các cuộc tranh chấp ở Châu Á gần đây đều có thể nhận ra rằng, Trung Quốc đang áp dụng phương pháp tiếp cận tương tự mà nước này thực hiện trong tranh chấp chủ quyền với Philippines ở bãi cạn Scarborough, Biển Đông, đối với cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông. Bước đi mới nhất được Bắc Kinh thực hiện khi mà nước này đang tăng cường đầu tư cho quốc phòng và Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc biển trong khu vực.
“Đó là cách tiếp cận tương tự. Chiến lược của họ là leo thang dần từng bước, từng bước nhỏ một. Cùng lúc đó, họ muốn xem phản ứng của người Nhật ra sao”, một chuyên gia có tên là Chiaki Akimoto cho biết
Trước đó, Trung Quốc cũng đã giành được quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vốn nằm trong sự quản lý bao lâu nay của
Sau khi thành công ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc được cho là đang tích cực thực hiện chiến lược tiến dần, leo thang từng bước, từng bước một trong các cuộc tranh chấp khác. Thông qua chiến lược này, Trung Quốc còn muốn thăm dò, đo độ phản ứng của các đối phương.
Tạo thế nguyên trạng mới
Từ hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã tăng cường triển khai thường xuyên tàu thuyền và cả máy bay đến vùng tranh chấp ở biển Hoa Đông, gây ra nhiều cuộc đối đầu, rượt đuổi đầy nguy hiểm giữa tàu thuyền Trung, Nhật ở khu vực này. Tháng trước, Nhật Bản xác nhận, một đội tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên nghễu nghện đi qua một eo biển ở ngay phía bắc lãnh thổ nước này.
Theo ông Taylor Fravel, một giáo sư về khoa học chính trị ở Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, cho rằng, vụ triển khai tàu thuyền mới nhất trong thời gian kỷ lục của Trung Quốc được cho là nhằm để buộc Tokyo phải thừa nhận rằng, đang tồn tại một cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa hai nước. Đây là điều mà
“Giống như ở bãi cạn
Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố, Trung Quốc phải tăng cường năng lực bảo vệ các quyền hàng hải trong khi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình. “Dù thế nào, chúng ta sẽ không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp”, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Bước đi mới của Trung Quốc diễn ra đúng hai ngày sau khi Nhật Bản trình làng chiếc tàu chiến lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II. Chiếc tàu khu trục trực thăng này không khác gì tàu sân bay và nó khiến Trung Quốc giật mình lo ngại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi các nước láng giềng Châu Á cảnh giác với các động thái củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc cũng ra sức tăng cường sức mạnh cho quân đội của nước này. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 10,7% trong năm nay. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc gấp hai lần của Nhật Bản và Trung Quốc năm ngoái cũng vừa trình làng tàu sân bay đầu tiên.
Cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông đang làm mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản xấu đi nghiêm trọng. Thực tế này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á. Theo các con số thống kê được công bố ngày hôm qua, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản trong tháng 7 giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ý kiến bạn đọc