Vũ khí Nga: Thể hiện sự tự tin của cường quốc trên đại dương

07:56, 13/07/2013
|

Cùng khám phá hàng loạt tàu chiến, phi cơ khủng tại cuộc triển lãm Hải quân quốc tế lần 6 diễn ra ở St. Petersburg - Nga.

Theo lời Phó chủ tịch HĐQT Liên hiệp công ty đóng tàu Igor Ponomarev, sự hiện diện tại cuộc triển lãm lần này của một lượng lớn kỷ lục quan chức và chuyên gia kỹ thuật đóng tàu công đoạn giữa đến từ khắp hành tinh đã khẳng định, nước Nga đang trở lại vị trí cường quốc trong lĩnh vực này.

 Ảnh minh họa
 

Trong quá trình hoạt động của cuộc Triển lãm-2013 đã có nhiều thông tin đáng quan tâm được công bố, và lần đầu tiên những công trình nghiên cứu mới nhất được trưng bày.

Ở nước Nga sau gần 20 năm trì trệ, ngành đóng tàu cao tốc cánh ngầm đang phục hồi. Nước Nga-là quốc gia duy nhất trên thế giới nắm bắt những bí quyết thiết kế và đóng được những con tàu như vậy.

“Kometa-120” là một trong những con tàu cánh ngầm thế hệ mới, mà trên đó sẽ ứng dụng công nghệ “know how”, trước đây chỉ sử dụng trong chế tạo máy bay, sắp tới đây sẽ được khởi công tại Rybinsk.

 Ảnh minh họa

 Chiến hạm đổ bộ lớp Mistral .


Hệ thống tích hợp mũi kiểu “Mistral” từ góc độ bố trí trên tàu, đã được xác định là thiết bị do Nga chế tạo. Trên chiến hạm“Mistral”, mà các cuộc tranh cãi về tính hợp lý của việc sở hữu nó hiện vẫn chưa chấm dứt, lắp đặt hệ thống điều khiển của cả Nga và Pháp. Mỹ cấm ngặt việc Pháp chuyển giao cho Nga những công nghệ thông tin riêng rẽ đặc biệt có giá trị trong khối NATO. Các chuyên gia của Nga phải giải quyết nhiệm vụ không hề đơn giản là tương thích hóa các hệ thống hoàn toàn khác nhau. Nhiệm vụ này, theo tuyên bố của Tổng giám đốc và Tổng công trình sư của Liên hiệp công ty “Hệ thống thông tin hàng hải-Agat” George Antsev, sẽ được giải quyết đúng thời hạn, với chất lượng cao. Có thể tin tưởng vào điều này, bởi vì các hệ thống bảo đảm thông tin của những chiến hạm Nga-là một trong số những hệ thống tốt nhất thế giới, đã mở ra cuộc Triển lãm Hải quân quốc tế-2013.

Việc mua chiến hạm “Mistral” từ Pháp không phải là một quyết định nóng vội, bởi vì chiến hạm này sẽ cho phép làm quen với những công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực đóng tàu của Phương Tây- tàu đổ bộ đa năng mang máy bay lên thẳng sẽ trở thành một phòng thí nghiệm đặc biệt.

Tại triển lãm, phiên bản nguyên thủy của trực thăng Ka-52 sử dụng trong lục quân và mô hình loại trực thăng này dùng cho Hải quân đã được trưng bày. Theo lời của người đại diện hãng “Kamov”, việc chế tạo phiên bản sử dụng cho Hải quân-không đơn giả chỉ là bảo đảm lắp đặt cánh quạt của nó. Phải thay đổi rất nhiều ở hệ thống điều khiển và liên lạc, bởi vì việc bay biển và bay trên đất liền rất khác nhau.

 Ảnh minh họa

 Trực thăng Ka - 52.



Đồng thời cũng phải tăng cường bảo vệ chống ăn mòn. Tới thời điểm tiếp nhận chiến hạm “Mistral” Nga đầu tiên với tên gọi “Vladivostok”, Ka-52K (trên boong tàu) sẽ sẵn sàng và được thử nghiệm.

Trước khi khai mạc Triển lãm đã diễn ra 2 sự kiện đáng nhớ. Chiến hạm “Trikand” (“Luk”) dự án 11256-một trong những loại tàu chiến hàng đầu thế giới về tính năng kỹ- chiến thuật được bàn giao cho Ấn Độ. Và tàu hộ vệ “Boiki” dự án 20380 tốt nhất thế giới trong lớp chiến hạm cùng loại được đưa vào trang bị Hải quân Nga.

“Boiki”, mặc dù kích thước nhỏ, nhưng được trang bị rất mạnh: tên lửa đối hạm “Uran”, tổ hợp phóng lôi-chống lôi “Paket”, pháo tự động 100 mm AK-190, 2 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630. tổ hợp tên lửa phòng không “Radut”. Trong khoang để máy bay đặc biệt có thể bố trí trực thăng Ka-27. Điều này cho phép một con tàu nhỏ giao chiến với những hạm nổi lớn và cả tuần dương hạm.

 Ảnh minh họa

 Tàu hộ vệ Boiki của Hải quân Nga.


 
Nhưng điều chủ yếu là, hệ thống “know how”dự án 2038 thượng tầng được làm hoàn toàn bằng composite trong một “vỏ kén”.

Chưa có ai trên thế giới thực hiện những dự án táo bạo như thế trong lĩnh vực đóng tàu. Nếu tính toán rằng, tàu hộ vệ được phủ một lớp sơn đặc chủng dày hấp thụ nhiệt và sóng vô tuyến điện, thì nó thực sự tàng hình trong dải sóng ra đa và trước các khí tài quan sát hồng ngoại.

Thượng tầng mặc dù bằng chất dẻo, nhưng không thể nói rằng, có thể bắn thủng nó bằng loại đầu đạn thông thường. Tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Krylovskyi đã chế tạo được các loại (có thể gọi là) bảo vệ thép khác nhau cũng trên chính cơ sở composite.

Tàu hộ vệ “Boikyi”, do thiếu tá Hải quân Alexey Suslov làm thuyền trưởng, đã thực sự trở thành ngôi sao của Triển lãm Hải quân quốc tế-2013. Xin nói thêm là, con tàu hộ vệ độc đáo này sẽ đậu ở thành bến tại hải cảng, nơi diễn ra Triển lãm suốt tháng 7 đến ngày Hải quân LB Nga. Và như vậy các cư dân Saint Petersburg và các du khách của thủ đô Phương Bắc sẽ còn có cơ hội chiêm ngưỡng chiến hạm tuyệt vời về mọi phương diện này.

Các tổ hợp tên lửa “Bal” và Klab-B” thu hút được sự chú ý đặc biệt của những người tham dự Triển lãm Hải quân-2013, trong đó có nhiều chuyên gia nước ngoài.

Tổ hợp tên lửa di động bờ biển “Bal” được sử dụng để bảo vệ các eo biển và hải phận, các căn cứ Hải quân, cơ sở hạ tầng vùng bờ biển- nghĩa là toàn bộ những gì nằm ở khu vực bờ biển trước các cuộc tiến công dự kiến từ phía biển. Tổ hợp này phóng đi những quả đạn tên lửa đối hạm uy lực nhất thế giới Kh-35. Loại tên lửa này tiêu diệt một cách có có hiệu quả các cụm hải quân và những chiến hạm riêng lẻ của địch nhờ có đầu đạn tự dẫn ở chặng cuối quỹ đạo và có khả năng chống nhiễu vô tuyến điện cao, và bản thân tổ hợp có thể phóng từng quả một hoặc phóng loạt. Cự ly tiêu diệt những mục tiêu trên biển tới 280 km, và tổng cơ số đạn dược của tổ hợp “Bal” là 64 tên lửa, điều này làm cho loạt phóng của Kh-35 thực sự có sức mạnh hủy diệt tất cả.

Về tổ hợp tên lửa container “Klab-B” chúng ta đã được nghe kể nhiều lần và tương đối tỷ mỷ. Nhưng tại Triển lãm Hải quân quốc tế- 2013. tổ hợp không có loại tương tự trên thế giới này, đã được trình diễn trong một diện mạo mới.

Lần đầu tiên loại trực thăng không người lái “Radar”, làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của tổ hợp, và đài radar di động bao quát vòng tròn, được chế tạo kết hợp với việc sử dụng lưới antenn mạng pha đã được giới thiệu. Loại radar này gây được sự chú ý bởi nó hoạt động ở chế độ thụ động, nghĩa là không có bất kỳ bức xạ nào, vì thế đài tự quan sát được tất cả những mục tiêu trên biển và trên không trong bán kính 450 km. Tọa độ của những con tàu và khí tài bay được truyền về sở chỉ huy, được xử lý ở đó và được truyền tới khối điều khiển tên lửa đối hạm, hoặc các tổ hợp tên lửa phòng không bảo vệ “Klab-B”.

Thậm chí một vài chuyên gia trong nước cho rằng, vũ khí thủy lôi của Nga luôn luôn thua kém của Phương Tây. Tại Triển lãm Hải quân- 2013 loại thủy lôi đa nhiệm nước sâu tự dẫn uy lực UGTS cỡ 533 mm đã được giới thiệu. Tốc độ hải hành-50 hải lý, độ sâu hải hành-tới 500 mét. Trọng lượng thuốc nổ-300 kg. Loại thủy lôi này có thể tự dẫn theo chu tuyến tiếng ồn của hạm nổi hoặc tàu ngầm địch, và có thể được điều khiển xa bằng dây dẫn có độ dài tới 25 km.

Có thể nói, UGTS là loại thủy lôi cổ điển. Còn tổ hợp “Paket”- “know how”, mà hiện nay Phương Tây không có loại tương tự thì, gồm có thủy lôi tầm nhiệt kích thước nhỏ MTT cỡ 320 mm và thủy lôi chống thủy lôi đối phương đồng cỡ . MTT dùng để tiêu diệt một cách chắc chắn các tàu ngầm hiện nay và tương lai ở khu vực phòng vệ gần, có thể tiêu diệt một cách hiệu quả các chiến hạm nhỏ kiểu như tàu hộ vệ. Đặc điểm nổi bật là thiết kế kiểu modul, tạo ra khả năng kết hợp một cách linh hoạt tùy theo tính chất của việc sử dụng cụ thể.

Tốc độ hải hành của MTT- tới 50 hải lý, cự ly hải hành- 20 km, độ sâu- 600 mét. Trọng lượng thuốc nổ-60 kg. Thủy lôi chống thủy lôi bề ngoài giống MTT. Điều khác biệt là nó có bộ phận chiến đấu uy lực hơn với lượng thuốc nổ tới 80 kg, tầm hải hành nhỏ hơn- 1,4 km. Tốc độ cũng đạt gần 50 hải lý.

Việc sử dụng tổ hợp “Paket” trên các chiến hạm cho phép chúng trên thực tế không ngại những cuộc tiến công của tàu ngầm. Các tàu ngầm của địch bị phát hiện từ xa và bị tiêu diệt ở bán kính 20 km tính từ tàu ta. Nếu có một chiến hạm nào đó thọc được vào gần và phóng một loạt, thì những quả đạn chống thủy lôi sẽ được bắn ra, giống như các tên lửa phòng không đánh chặn và tiêu diệt thủy lôi lạ. Cần phải nhắc lại là, trên thế giới không có những tổ hợp tương tự. Và tất cả những con tàu hộ vệcũng như những chiến hạm có trong thành phần biên chế Hải quân LB Nga hiện nay đều được trang bị “Paket”, loại thủy lôi đã được “Boikyi” trình diễn tại Triển lãm Hải quân-2013.

Tại Mỹ và các nước Tây Âu, khi đóng những tàu ngầm mới không phải người ta lắp đặt kính tiềm vọng thuần túy quang học, mà là quang-điện tử. Thông tin nhìn thấy được số hóa và đưa lên những màn hiển thị lớn của sở chỉ huy. Như vậy, không phải chỉ có người chỉ huy, mà khi cần thiết, cả các chuyên gia khác cũng nhìn thấy và đánh giá được tình hình trên mặt nước và trên không. Ngoài ra việc ghi hình tự động cũng được tiến hành. Những kính tiềm vọng như thế còn có sự khác biệt so với loại cổ điển là chúng ngắn hơn, nên có thể lắp đặt ở lan can mui tàu.

Hiện nay ở nước Nga cũng có những loại kính tiềm vọng thế hệ mới. Một trong số đó là “Parus-98” vừa được Viện nghiên cứu khoa học trung ương “Electropribor” giới thiệu tại Triển lãm Hải quân quốc tế-2013. Loại kính này có các kênh quan sát nhìn xa và tầm nhiệt, máy đo xa laser, hệ thống ổn định con quay đường ngắm, hệ thống phát hiện bức xạ của các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện đối phương, đồng thời bảo đảm thu tín hiệu GLONASS và GPS.

Tại các cuộc triển lãm Hải quân nước ngoài người ta thích trưng bày các chân vịt tàu, thường có hình thù phức tạp, có thể tạo ra ấn tượng là, ở Phương Tây công nghệ chế tạo chân vịt tiến bộ, còn nước Nga tụt hậu. Điều này không phải như vậy.

Những trục truyền động chân vịt mạnh và những chân vịt tốc độ thấp từ trước tới nay được thiết kế và sản xuất ở Liên Xô rất tốt. Đồng thời, khác với các hãng nước ngoài, ở nước Nga các chân vịt luôn luôn được tính toán cho những chiến hạm và những con tàu cụ thể, điều này lảm tăng hiệu quả hoạt động của chúng.

Tài năng khoa học và trình độ công nghiệp không hề bị mất đi ở nước Nga. Những loại chân vịt tàu do Nga chế tạo, vẫn như trước đây được coi là có chất lượng tốt nhất thế giới. Chúng được các nhà đóng tàu từ những nước khác nhau rất thích mua mà không bao giờ phải quảng cáo, phô trương.

Không có gì đáng ngạc nhiên là, nước Nga cũng dẫn đầu cả về các tổ hợp huấn luyện, sử dụng trong đào tạo lái tàu dân sự và kinh doanh cảng, cũng như cho Hải quân.

Chắc chắn là, không một chuyên gia hàng hải nước ngoài nào có thể bỏ qua những thiết bị luyện tập của Công ty liên hiệp đóng tàu “Tranzas” được trưng bày trên bệ thử nghiệm của Công ty này.

Nền công nghiệp của nước Nga đủ sức đóng những con tàu bất kỳ lớp nào- từ những chiếc ca nô tới tàu sân bay. Còn các liên doanh khoa học-sản xuất sẽ đáp ứng đầy đủ cho chúng vũ khí, trang thiết bị hiện đại. Nước Nga đang phục hưng một cách tự tin như một cường quốc thực thụ trên đại dương.


Trang Hồng (Theo TP)

Ý kiến bạn đọc