Chính những chương trình thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt của nhiều chính phủ châu Âu đang khiến Thượng viện
Cách đây vài hôm, với 33 phiếu thuận trên tổng số 60 phiếu, Quốc hội Ireland đã thông qua quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về việc giải tán Thượng viện, chuyển sang cơ chế cơ quan lập pháp một viện, sau nhiều phiên tranh luận kéo dài.
Quyết định trên được đưa ra trong khuôn khổ những biện pháp khắc khổ nhằm tiết kiệm 20 triệu euro chi tiêu công theo yêu cầu của bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước đó, quyết định trưng cầu ý dân về giải tán Thượng viện cũng đã được Hạ viện
Theo Hiến pháp, Quốc hội
Thượng viện nắm rất ít quyền lực trong tay và chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật. Tỷ lệ số thượng nghị sỹ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện. Hạ viện (Dail Eireann) có 166 hạ nghị sĩ, được bầu từ 41 đơn vị bầu cử (12 đơn vị bầu 3, 15 đơn vị bầu 4, 14 đơn vị bầu 5 nghị sỹ), mỗi nghị sỹ đại diện cho 30 nghìn dân hay không quá 1 nghị sỹ cho 20 nghìn dân, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướng và Chính phủ.
Trong thời khủng hoảng, các chính phủ tìm mọi cách cắt giảm chi phí ở bất cứ chỗ nào có thể, những công chức tại các cơ quan nhà nước đã bị “trảm” không thương tiếc ở khắp châu Âu. Nhưng số các nghị sỹ hầu như không thay đổi thậm chí ngay cả khi một số bộ trưởng đã chấp nhận giảm lương. Nếu Ireland làm được như đề xuất trên thì Quốc hội nước này sẽ giảm xuống còn 166 thành viên, mứcgiảm được đánh giá là kinh khủng hơn sự cắt giảm số các nhân viên chính phủ kể từ năm 2008. Chính phủ Ireland cho rằng Thượng viện đã không còn mang lại giá trị đồng tiền khi chỉ đóng góp được rất ít cho quá trình lập pháp trong khi hàng năm nước này mất tới 20 triệu euro, tương đương với khoảng 26,4 triệu USD/năm để duy trì các hoạt động của nó.
Tuy nhiên, động thái của
Theo dự đoán, sự ủng hộ việc tồn tại của Thượng viện
Thậm chí, ông Sean Donnelly, một chuyên gia về thăm dò ý kiến công chúng cho rằng rất ít cử tri Ireland để ý đến việc Thượng viện bị bãi bỏ bởi vai trò “mờ nhạt” của cơ quan này trong chính trường.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, chính phủ Ireland không thể tránh được những lời chỉ trích của công chúng và do đó họ không thể duy trì một Thượng viện xa xỉ, trong khi bắt cử tri phải gánh chịu những chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt. Hiện, Ireland phải chi lương hàng năm cho mỗi thượng nghị sỹ vào khoảng 65.000 euro, trong khi lương bình quân của người lao động chỉ vào khoảng 36.079 euro.
Ý kiến bạn đọc