Trong quân đội một số quốc gia Đông Nam Á, tàu chiến lớp Giang Hồ II (053H1) của Trung Quốc đang được sử dụng với cương vị chủ lực. Tuy nhiên, chất lượng của những tàu chiến này đang ngày càng xuống cấp và không ít quốc gia đã phải đặt dấu hỏi.
Tàu chiến "made in
|
Myanmar đã từng bị coi phụ thuộc vào Trung Quốc ở Đông Nam Á, tuy đang từng bước cải cách đất nước, nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu với quốc gia này. Và một lẽ dễ hiểu, khí tài quân sự của
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II (Type 053H1) của Trung Quốc hiện diện trong biên chế Hải quân
Ngoài tàu hộ vệ tên lửa F-21 Mahar Bandoola, Hải quân
Tàu này dài 103,22 m; rộng - 10,83 m; lượng choán nước nước, tiêu chuẩn/toàn phần 1565/1960 tấn; độ mướn nước 3,19 m; tốc độ 25,5 hải lý/giờ; phạm vi hoạt động 3.000 dặm với tốc độ 18 hải lý/giờ và 1.750 dặm với tốc độ 25 hải lý/giờ; biên chế 195 người; hai động cơ diesel 12E390VA (16.000 mã lực).
Nhưng vì lý do kinh phí dành cho hải quân có hạn nên Myanmar chỉ có thể trang bị tên lửa hạm đối hạm C-802 có tầm phóng 120 km thay vì trang bị tên lửa C-802A có tầm phóng 180 km. Ngoài ra, F-21 không được trang bị tên lửa hạm đối không, máy định vị bằng sóng âm thanh.
Như vậy để thấy, do bản thân tiềm lực của quốc gia sở hữu mà tàu chiến của Trung Quốc không phát huy được hết sức mạnh của bản thân.
Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi và là cái cớ để Trung Quốc có thể thanh minh cho chất lượng sản phẩm của mình. Tấm gương cho các nước mua tàu chiến cổ lỗ sĩ của Trung Quốc là Thái Lan.
Họ sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.
Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, thậm chí còn hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của
Song, hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.
Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn.
Thái Lan đã duyệt chi 1 tỷ USD để bổ ưung tàu chiến, tuy nhiên quân đội nước này đã nghĩ ngay đến vũ khí của Âu, Mỹ thay vì hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bài học với 2 tàu hộ vệ tên lửa đã là quá đủ.
Trung Quốc đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ 5 thế giới, và khách hàng chủ yếu của Trung Quốc là những nước nghèo với ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Vũ khí của Trung Quốc đáp ứng được yếu tố “rẻ”cho đối tác. Tuy nhiên, rẻ thường đi kèm với kém chất lượng.
Các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu như Nga, Mỹ luôn có một quy chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Ví dụ như Su-35, S-400 phiên bản xuất khẩu sẽ được rút bớt một số tính năng mang tính độc quyền cho quân đội Nga.
Mẫu tàu chiến Giang Hồ II đã khiến nhiều quốc gia có vũ khí Trung Quốc phải giật mình khi đứng trước nguy cơ tiền mất tật mang.
Ý kiến bạn đọc