(VnMedia) - Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tìm kiếm năng lực để phát động các cuộc tấn công phủ đầu trong đợt cập nhật chính sách quốc phòng cơ bản sắp tới. Đây là bước đi mới nhất của Nhật Bản trong việc tháo gỡ dần những hạn chế được đặt ra trong hiến pháp hoà bình của nước này.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Mỹ gần đây |
Đề xuất trên là một phần trong kế hoạch xem xét lại các chính sách quốc phòng của Nhật Bản do chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng. Bản báo cáo này sẽ được trình lên sớm nhất vào ngày mai (26/7). Kết luận cuối cùng liên quan đến đề xuất sửa đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
Việc Nhật Bản có ý định tìm kiếm năng lực phát động các cuộc tấn công phủ đầu khiến nước láng giềng Trung Quốc giật mình vì lo ngại. Hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang rơi vào một cuộc tranh chấp căng thẳng và quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Kể từ khi lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Abe đã luôn theo đuổi một lập trường cứng rắn, quyết “đấu” đến cùng với Trung Quốc. Ông Abe cam kết sẽ củng cố tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản để đối phó với cái mà Nhật Bản xem là môi trường an ninh ngày càng chứa đựng nhiều nguy cơ nguy hiểm, bao gồm sự một Trung Quốc hung hăng và một Triều Tiên khó lường.
Điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản quy định nước này phải từ bỏ quyền phát động chiến tranh và không được sở hữu một quân đội thường trực. Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản do quân Mỹ đưa ra sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Dù Nhật Bản không được quyền sở hữu một quân đội thường trực nhưng Lực lượng Phòng vệ nước này lại là một trong những lực lượng mạnh nhất Châu Á.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ tiếp nhận đề xuất và nghiên cứu xem làm cách nào để “củng cố năng lực ngăn chặn và đối phó với các tên lửa đạn đạo”, tờ Yomiuri và một số tờ báo khác hôm nay (25/7) cho biết.
Tuy nhiên, trong một dấu hiệu thể hiện độ nhạy cảm, bản báo cáo của Nhật Bản không đề cập đến khả năng tấn công các căn cứ của kẻ thù trong trường hợp phát hiện mối đe doạ hiền hiện về một cuộc tấn công.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng sẽ cân nhắc khả năng mua các máy bay do thám không người lái và thiết lập một lực lượng thuỷ quân lục chiến để bảo vệ các đảo ở xa như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc.
"Việc tìm kiếm năng lực tấn công sẽ là một sự thay đổi cơ bản trong chính sách quốc phòng của chúng ta", ông Marushige Michishita -một giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia, cho biết.
Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, tiền bạc và hoạt động đào tạo, huấn luyện.
Trung Quốc giật mình
"Tất cả những bước đi trên nằm trong tiến trình của Nhật Bản nhằm rời xa những quy định ngặt nghèo nhất được đưa ra trong Điều khoản 9," ông Richard Samuels, Giám đốc chương trình MIT-Nhật Bản ở Viện Công nghệ
Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc đang căng thẳng vì một cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông và những ám ảnh về thời chiếm đóng của Nhật Bản trước đây, Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng cực kỳ mạnh mẽ trước những đề xuất sửa đổi chính sách quốc phòng sắp tới của Tokyo.
"Dù Nhật Bản có giải thích như thế nào thì Trung Quốc sẽ tấn công kế hoạch đó một cách quyết liệt”, ông Michael Green đến từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô
Mặc dù Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân trong nhiều thập kỷ nay và Triều Tiên đang phát triển vũ khí hạt nhân thì Nhật Bản vẫn tuyên bố, nước này không có ý định làm như vậy.
Ngày càng có nhiều người dân Nhật Bản ủng hộ nước này cũng cố sức mạnh quân sự vì lo ngại về Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn có một số người phản đối việc này.
Lần gần đây nhất Nhật Bản có những điều chỉnh trong Định hướng Chương trình Quốc phòng là vào năm 2010 khi Đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền. Khi đó, Nhật Bản đã chuyển từ việc bảo vệ những khu vực ở phía bắc sang củng cố năng lực quốc phòng để đáp trả linh hoạt hơn với những cuộc xâm nhập ở phía nam – nơi chứng kiến cuộc tranh chấp vớiTrung Quốc.
Nhật Bản trong nhiều thập kỷ đã tìm cách bỏ qua những giới hạn được đưa ra trong Điều 9 và từ lâu nước này đã khẳng định họ có quyền tấn công vào các căn cứ của kẻ thù ở nước ngoài khi kẻ thù lộ rõ ý định tấn công Nhật Bản. Theo Tokyo, khi đó, mối đe dọa là hiện hữu và Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác.
Trong khi các chính quyền trước đây đều tránh việc mua sắm vũ khíhạng nặng để thực hiện điều nói trên thì Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Abe hồi tháng 6 đã kêu gọi chính phủ cân nhắc việc trang vị vũ khí để tăng cường năng lực cho quân đội. Không rõ chính quyền của ông Abe đề xuất mua loại vũ khí hạng nặng nào nhưng trong bối cảnh Nhật Bản đang phải gánh khoản nợ công khổng lồ thì nước này khó thực hiện kế hoạch của mình.
Ý kiến bạn đọc