(VnMedia) - Một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trực tiếp cảnh báo Trung Quốc không được dùng vũ lực trong các cuộc tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng thì mới đây, hôm 18/7, “phó tướng” của ông cũng lên tiếng răn đe các nước có tranh chấp cần phải giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình mà “không được dùng đển sự dọa dẫm, ép buộc và gây hấn”. Đây được xem là thông điệp cảnh báo mới nhất của giới quan chức Mỹ nhằm vào Trung Quốc.
Phát biểu tại diễn đàn Trung tâm Tiến bộ Mỹ trước khi đến Ấn Độ và Singapore tham dự các cuộc đối thoại về chiến lược và kinh tế vào tuần tới, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: “Châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực đầy triển vọng nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ chính trị và sự bất ổn thực sự. Nhiều quốc gia đang trải qua quá trình cải cách kinh tế giúp họ tạo ra động lực mới. Tham vọng tăng lên đồng nghĩa với căng thẳng gia tăng”.
Đề cập đến các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông trong thời gian qua, Phó Tổng thống Biden cho rằng, việc các nước hiểu và nắm rõ hành vi nào có thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận là điều vô cùng quan trọng.
“Điều đó có nghĩa là không có sự dọa dẫm, ép buộc và gây hấn. Tất cả các bên có liên quan đều cần phải cam kết giảm nguy cơ mắc sai sót và có những tính toán sai lầm”, ông Biden đã nói như vậy trong bài phát biểu hôm 18/7.
Theo Phó Tổng thống Mỹ, tự do hàng hải, tự do thương mại, tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như giải quyết các cuộc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là lợi ích của tất cả mọi người. “Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đưa ra những quy định, luật lệ rõ ràng là bước đầu tiên để quản lý, kiểm soát các cuộc tranh chấp đó. Và Mỹ có lợi ích rất lớn trong việc chứng kiến điều đó diễn ra”, ông Biden cho hay.
“Chúng tôi muốn giúp tạo dựng một con đường luật pháp cho thế kỷ 21 mang lại lợi ích không chỉ cho Mỹ, khu vực mà cả toàn bộ thế giới”, Phó Tổng thống Biden cho biết thêm.
Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền đối với một loạt vùng lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Với tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này, Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò hết sức phi lý, trong đó nước này đòi chủ quyền đến tận những khu vực sát với bờ biển các nước khác.
Sự can dự của Mỹ
Trong khi Trung Quốc đang đối đầu quyết liệt với một loạt nước láng giềng vì tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông thì Mỹ tăng cường thực hiện chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương với sự can dự nhiều hơn vào các công việc trong khu vực và sự hiện diện lớn hơn về mặt quân sự ở đây.
Trong bối cảnh Mỹ dính líu sâu hơn vào Châu Á-Thái Bình Dương, Phó Tổng thống Biden đã gọi mối quan hệ liên minh lâu dài với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan là nền tảng cho chiến lược của họ trong khu vực.
“Nói tóm lại, với những mối quan hệ liên minh này, chúng tôi đang ở mức độ cao xét về sự hợp tác giữa lãnh đạo các nước cả chính trị và quân sự cũng như sự ủng hộ của nhân dân”, ông Biden nói.
Việc Mỹ tăng cường thắt chặt mối quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là với
Mới đây nhất, việc
Cách đây 2 ngày, tờ Tân Hoa xã – cơ quan ngôn luận của Trung Quốc, đã cáo buộc Mỹ vô trách nhiệm khi phát đi các tín hiệu sai lầm cho Philippines trong một thời điểm nhạy cảm như hiện nay và trong tình hình phức tạp như bây giờ. Tân Hoa xã cảnh báo, nếu Mỹ không thay đổi cách thức hành động thìrất có thể
“Động thái của Mỹ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Bắc Kinh – một mối quan hệ được Tổng thống Barack Obama miêu tả là quan trọng nhất trên thế giới”, tờ báo của Trung Quốc cảnh báo thêm.
Trong một loạt cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Philippines là căng thẳng nhất, quyết liệt nhất và chứa đựng nhiều nguy cơ nhất. Với tư cách là nước lớn, với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng là không muốn nhượng bộ. Nước này liên tục lấn tới trong các bước đi và động thái nhằm nuốt trọn khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên. Ở phía bên kia, tuy yếu thế hơn hẳn về sức mạnh quân sự nhưng Philippines tỏ rõ tinh thần “quyết chiến” đến cùng, nhất định không lùi bước trước nước láng giềng khổng lồ của họ. Một Trung Quốc cứ tiến và một
Quan hệ căng thẳng giữa
Ý kiến bạn đọc