(VnMedia) - Hôm qua (21/7), tờ China Post của Vùng lãnh thổ Đài Loan đã đăng tải một bài viết bày tỏ sự hoài nghi về động cơ đằng sau việc Mỹ tìm cách đạt được thỏa thuận triển khai quân và vũ khí vào lãnh thổ Philippines.
Mỹ có kế hoạch triển khai phần lớn vũ khí của nước này đến khu vực Châu Á trong tương lai. |
Theo China Post, thỏa thuận về việc Mỹ có thể tiếp cận các căn cứ quân sự trên lãnh thổ
Việc mở đường cho quân đội Mỹ tiếp cận với các căn cứ của
Tờ China Post cho rằng, thực tế thỏa thuận cho Mỹ đưa quân và vũ khí vào các căn cứ của
Chiến lược duy trì uy quyền tối cao của Mỹ ở Châu Á trong thế kỷ 21 là nhằm để bảo vệ các hoạt động đầu tư và thương mại gia tăng của nước này trong khu vực đồng thời giảm thiếu tối đa dấu ấn kinh tế cũng như hạn chế sức mạnh hàng hải của Trung Quốc trong phạm vi biên giới biển của cường quốc Châu Á này. Những khoản ngân sách lớn sẽ giúp củng cố sức mạnh không quân và hải quân của Mỹ. Trong khi đó, những mối quan hệ đối tác quốc phòng cùng khả năng được tiếp cận về đường không và đường biển với các nước như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và nhiều nước khác sẽ giúp Lầu Năm Góc đạt được các mục tiêu về địa chiến lược.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của sự thực. Đằng sau phần sự thực này là một mục tiêu khác. Lầu Năm Góc và cấu trúc quân sự toàn cầu của cơ quan này có liên quan chặt chẽ và mật thiết đến các tập đoàn sản xuất vũ khí khổng lồ của Mỹ như Lockheed Martin, Boeing và Raytheon. Những khoản tiền lớn trong ngân sách hàng năm của Lầu Năm Góc (năm nay là 600 tỉ USD) được đổ vào các hợp đồng quốc phòng. Những khoản ngân sách dành cho Hải quân và Không quân Mỹ được ưu tiên cho hoạt động tái cân bằng sức mạnh không quân và hải quân. Vì thế, chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á có thể đảm bảo lợi nhuận cho các tập đoàn vũ khí của Mỹ, giúp họ bù lại khoản lợi nhuận đã mất do việc Mỹ rút quân khỏi các cuộc chiến ở Trung Đông và những đơn đặt hàng ngày một giảm đi từ Châu Âu.
Sản xuất vũ khí có liên quan chặt chẽ tới các thỏa thuận an ninh của Mỹ cũng như các cuộc tập trận. Đô đốc Samuel J. Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, từng nói, chiến lược tái cân bằng lực lượng cần vũ khí để hiện đại hóa cho lực lượng các nước có quan hệ đồng minh với Mỹ. Điều đó giải thích tại sao, Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Mỹ, gồm một nhóm các nhà sản xuất vũ khí hàng đầu, từng phát biểu, chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á “sẽ đem đến có ngành công nghiệp của chúng ta nhiều cơ hội hơn trong việc trang bị vũ khí cho các bạn bè của chúng ta”.
Ý kiến bạn đọc