Bản đồ đường 10 đoạn phi pháp và phi lý của Trung Quốc. |
Trong một công văn mật gửi đến Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila ngày 7/6/2013, Bộ Ngoại giao
Bản đồ “10 đoạn” mới đã được cơ quan bản đồ Trung Quốc - Sinomap Press lần đầu tiên công bố hồi tháng 1 năm ngoái. Trong bản đồ này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đường 10 đoạn thay vì 9 đoạn như trước đây. Theo bản đồ “đường 10 đoạn”, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông theo hình lưỡi bò.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt quốc gia Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Các nước và vùng lãnh thổ đều hết sức bất bình trước tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc thông qua đường 9 đoạn và giờ là 10 đoạn.
9 đoạn trong bản đồ mới của Trung Quốc là ở Biển Đông và đoạn thứ 10 được đặt gần Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách lấn tới mạnh mẽ hơn nữa trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Hung hăng lấn tới trong tham vọng độc chiếm Biển Đông
Một nhà phân tích cho rằng, bản đồ mới là một bước đi tiếp theo của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền các khu vực lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với các nước láng giềng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ trong những năm gần đây. Sự hung hăng của Trung Quốc đã buộc
Giáo sư Carl Thayer nổi tiếng của trường Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australian nhận định: “Ý nghĩa của tấm bản đồ mới nhất được công bố của Trung Quốc về Biển Đông không nằm ở đoạn thứ 10 mà ở việc họ đưa thêm rất nhiều vị trí, vùng lãnh thổ ở Biển Đông mà các bản đồ trước đây không hề có vào bản đồ mới”.
"Trung Quốc dường như đang đặt ra một nền móng cho việc đòi chủ quyền đối với tất cả các vị trí như bãi đá ngầm, bãi cạn, san hô cũng như bãi đá, đảo lớn, đảo nhỏ" ở Biển Đông, ông Thayer đã nói như vậy với tờ GMA News online.
Cũng theo nhà phân tích nổi tiếng của
"Theo luật quốc tế, bản đồ chỉ là một hình thức cung cấp thông tin. Chìa khóa để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là chứng minh được vị trí đó, vùng lãnh thổ đó đã được một chính quyền chiếm đóng liên tục và lâu dài", ông Thayer nói thêm.
Phản đối mạnh mẽ
Bộ Ngoại giao
Với yêu sách đường 9 đoạn hay 10 đoạn, Trung Quốc đều phơi bày âm mưu độc chiếm Biển Đông. Biển Đông là khu vực giàu tài nguyên với trữ lượng dầu khí ở đây được đánh giá là rất lớn và nguồn cá dồi dào. Ngoài ra, Biển Đông còn có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới. Vì những đặc điểm đó mà Bắc Kinh đang nhăm nhe nuốt trọn Biển Đông.
Ngay từ khi đưa ra yêu sách đường 9 đoạn để đòi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ không chỉ của các nước có liên quan mà cả các học giả, chuyên gia quốc tế cũng như cộng đồng quốc tế.
Sự hung hăng, tham lam của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng không thể ngồi yên. Những cuộc đụng độ, va chạm vì thế mà thường xuyên xảy ra, dẫn đến nguy cơ xảy ra bùng nổ xung đột vũ trang bất kỳ lúc nào. Biển Đông hiện giờ đang là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới.
UNCLOS
Trước một Trung Quốc ngày càng mạnh và ngày càng hiếu chiến,
Bộ Ngoại giao Philippines tái khẳng định lại lập trường trong công văn gửi Trung Quốc rằng, đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông “không hề có cơ sở pháp lý nào theo luật quốc tế, cụ thể là theo UNCLOS 1982”.
UNCLOS được 163 nước thông qua, trong đó có
Ý kiến bạn đọc