Sự kiện Tổng thống Morsi, người đắc cử một năm trước, bị quân đội Ai Cập phế truất đã gây không ít ngỡ ngàng trong chính giới Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang nuôi tham vọng trở thành cường quốc khu vực và hình mẫu về dân chủ tại Trung Đông.
Theo Marc Pierini, học giả thuộc Carnegie Europe, trong con mắt của người dân Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ là một hình mẫu về chính sách kinh tế hiệu quả trong một thập kỷ qua được chính phủ theo đường lối thế tục áp dụng. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền đã giành chiến thắng trong ba cuộc bầu cử kể từ năm 2002, đưa đất nước tới sự ổn định, chấm dứt một kỷ nguyên nhiều bất ổn bị các vụ đảo chính chi phối.
Từng là đồng minh gần gũi nhất của Israel trong thế giới Hồi giáo, chính phủ của ông Erdogan đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ khi nhiều nước Ả rập tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi bị cuốn vào làn sóng biểu tình của “Mùa Xuân Ảrập” để củng cố “quyền lực mềm” và dễ dàng gây dựng thành công một hình mẫu dân chủ phù hợp với đạo Hồi. Tại Đại hội đảng hồi tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Erdogan tuyên bố Ankara đã cho phần còn lại của thế giới chứng kiến một nền dân chủ tiên tiến có thể tồn tại trong một quốc gia của đa số người Hồi sinh sống. Và rằng Thổ Nhĩ Kỳ là hình mẫu cho các nước Hồi giáo. Khi đó, Tổng thống bị phế truất Morsi của Ai Cập là một trong hơn 100 quan chức nước ngoài được mời tham dự đại hội của AKP.
Để hiện thực hóa giấc mộng bá chủ này trong giai đoạn Trung Đông đang tái định hình sau Mùa Xuân Ảrập, Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ qua Ai Cập - một nước Ảrập hàng đầu. Mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng nồng ấm hơn sau chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 9 năm ngoái của Tổng thống Morsi. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Trung Đông thuộc Đại học Zirve (Thổ Nhĩ Kỳ), Gokhan Bacik cho rằng Ankara cố đưa một nước Ai Cập thời hậu cách mạng trở lại sân khấu chính trị và ủng hộ mình. Theo ông, Ai Cập là lựa chọn tốt khi Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm tiếng nói mạnh mẽ hơn tại khu vực Trung Đông, trong bối cảnh họ có quan hệ không suôn sẻ với Iraq và Iran.
Vậy nên, những chính biến tại Cairo những ngày vừa qua phần nào làm đảo lộn kế hoạch dài hạn của Ankara, và buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải xem xét lại các thứ tự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.
Một ngày sau khi ông Morsi bị lật đổ, Thủ tướng Erdogan đã phải rút ngắn kỳ nghỉ của mình để tiến hành cuộc họp khẩn cấp với quan chức cơ cấu sức mạnh. Chính khách này đã lên án sự can thiệp của giới quân sự Ai Cập, cho rằng những thế lực dựa vào sức mạnh của súng đạn và truyền thông sẽ không thể xây dựng một nền dân chủ. Ozdem Sanberk, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng, uy tín của Ankara với tư cách là một hình mẫu dân chủ sẽ không bị sứt mẻ nhiều, tuy nhiên chính sách đối ngoại của AKP hướng tới thế giới Hồi giáo sẽ phải điều chỉnh. Trung Đông đang biến đổi và những nước đồng minh chủ chốt của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này là Qatar và Ảrập Xêút đã nhanh chóng chúc mừng Tổng thống lâm thời Ai Cập Adly Mansour. Vì thế, một mặt chỉ trích quân đội Ai Cập,
Các nhà phân tích cho rằng, những gì đã xảy ra tại Ai Cập trong những ngày vừa qua có thể đẩy AKP và Thủ tướng Erdogan vào thế phòng thủ, đặc biệt khi người dân Thổ Nhĩ Kỳ theo đường lối thế tục cũng đang xuống đường phản đối người Hồi giáo và chính phủ. Theo họ, sự thận trọng là không bao giờ thừa khi thực tế những năm qua chứng minh làn sóng phản đối là một căn bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan và không giới hạn châu lục. Trong khi đó, ở một góc độ lạc quan hơn, những sự kiện tại Ai Cập đã gián tiếp khẳng định sự thành công của AKP trong lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Henri Barkey, giáo sư về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Lehigh, cho rằng chính đảng này vẫn rất mạnh và hoạt động hiệu quả khi kiềm chế được sự lộng quyền của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã thực hiện 4 vụ đảo chính trong hơn nửa thế kỷ qua, tống giam nhiều quân nhân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Song, bài học lớn nhất từ chính biến tại
Ý kiến bạn đọc