(VnMedia) - Một quan chức cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia
Philippines tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông |
Ông Vicente Agdamag - Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu của Lực lượng Hải quân và hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Ban Thư ký của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, cho rằng, những hành động của Trung Quốc đã khẳng định “ý định rõ ràng của Bắc Kinh trong việc giành quyền kiểm soát” những khu vực tranh chấp ở Biển Đông theo đường 9 đoạn phi lý mà nước này đưa ra.
“Thực sự, việc đó bắt đầu từ tháng 3 năm 2011 khi tàu tuần tra của Trung Quốc thách thức tàu MV Veritas Voyager của Philippines khi con tàu này đang tiến hành công tác thăm dò ở ngoài khơi cách Palawan 85 hải lý”, ông Agdamag nói, ám chỉ đến một vụ việc xảy ra ở Bãi Cỏ Rong nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Giới chức quốc phòng và quân sự
Hai tàu Trung Quốc đã rời đi sau khi Bộ Chỉ huy Phía Tây thuộc Lực lượng Vũ trang Philippines đóng ở thành phố Puerto Princesa điều một máy bay tuần tra hàng hải BN-2 Islander và một máy bay do thám/tấn công hạng nhẹ OV-10 đến khu vực. Không có cuộc đối đầu vũ trang nào xảy ra.
Ông Agdamag cũng kể ra vụ các tàu Trung Quốc đã chặn không cho tàu chiến lớn nhất của Philippines - BRP Gregorio del Pilar tiến hành bắt ngư dân Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp ở bãi cạn Scarborough như thế nào hồi tháng 4 năm ngoái. Vụ việc này đã châm ngòi cho một cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và
“Mới đây, chúng tôi đã nhận được thông tin, các tàu hải giám Trugn Quốc đang áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực rộng 24km trong bãi cạn Scarborough. Họ vốn đã đặt ra một vùng cấm ở bãi cạn đó”, Chuẩn Đô đốc Agdamag cho biết.
Tính đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã triển khai 9 tàu ở bãi cạn Scarborough – 5 tàu ngư nghiệp và 4 tàu hải giám.
Trong “danh sách liệt kê những hành động hiếu chiến” của Trung Quốc ở Biển Đông, vị quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines cũng nêu ra việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc.
Ông Agdamag cũng không quên chỉ trích động thái của Bắc Kinh trong việc công bố hộ chiếu phổ thông mới có in đường 9 đoạn phi pháp của nước này và cả việc Trung Quốc đe dọa sẽ chặn, xông lên kiểm tra và bắt giữ tàu thuyến các nước khác trong khu vực.
Ông Agdamag còn cho biết, thị trưởng thành phố Pagasa của Philippines – ông Eugenio Bitoonon đã hai lần bị tàu Trung Quốc quấy rối ở vùng tranh chấp, một lần vào tháng 11 năm ngoái và lần mới nhất là tháng 5 vừa rồi.
Hồi tháng 2 đầu năm, theo lời ông Agdamag, 3 tàu của Hải quân Trung Quốc đã xâm nhập vào Biển Đông để tiến hành các nhiệm vụ huấn luyện và tuần tra cũng như tập trận chống cướp biển. Một tháng sau, nhiều “tàu chiến hiện đại” của Trung Quốc cũng đã được phái đến Eo biển Bashi – giữa Vùng lãnh thổ Đài Loan và Philippines, để thực hiện thêm các nhiệm vụ huấn luyện.
Cũng trong tháng 3, một loạt tàu chiến Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện một cuộc tập trận quân sự kéo dài 8 ngày ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện giờ, theo ông Agdamag, có khoảng 18 tàu Trung Quốc đang "xâm nhập vào lãnh thổ
Sau khi “kể tội” Trung Quốc ở Biển Đông, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines Agdamag khẳng định, nước ông có sẵn “các kế hoạch khẩn cấp” để bảo vệ những vùng lãnh thổ tranh chấp ở khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch khẩn cấp và chúng tôi luôn sẵn sàng”, ông Agdamag cho biết tại một diễn đàn hàng năm do Lực lượng Không quân
Vị sĩ quan Hải quân nghỉ hưu không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về các kế hoạch khẩn cấp của
Ông Agdamag đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng từ 0,5% lên 1% GDP.
Đồng thời, theo ông Agdamag, Manila cũng cần phải tăng cường mối quan hệ an ninh với các nước khác, đặc biệt là Mỹ, trong khi tranh thủ thời gian phát triển năng lực quân sự của bản thân.
“Chúng ta cần theo đuổi một mối quan hệ lành mạnh, hữu nghị với Trung Quốc và hợp tác với nước này vì hòa bình và sự thịnh vượng trong khu vực. Nhưng chúng ta cũng phải tranh thủ thời gian phát triển kinh tế và tăng cường năng lực quân sự của mình. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta phải tranh thủ thời gian, chúng ta cần ít nhất 10 năm với tốc độ tăng trưởng bền vững ở mức 7 đến 8% để thực hiện chương trình nâng cao năng lực cho quân đội”, ông Agdamag nói thêm.
Ý kiến bạn đọc