(VnMedia) - Việc lập vùng cấm bay ở đất nước đang bị chiến tranh dày xéo –
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, bất kỳ nỗ lực nào nhằm lập vùng cấm bay ở Syria bằng việc sử dụng máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa Patriot từ Jordan đều vi phạm luật pháp quốc tế.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Italy, bà Emma Bonino tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Đã có những rò rỉ từ truyền thông phương Tây liên quan đến việc xem xét thiết lập một vùng cấm bay ở Syria thông qua triển khai tên lửa phòng không Patriot và máy bay F-16 ở Jordan. Bạn không cần phải là chuyên gia đầu ngành cũng có thể hiểu được rằng hành động này sẽ vi phạm luật pháp quốc tế. Chúng tôi hy vọng các đồng nghiệp Mỹ sẽ có các hành động phù hợp với sáng kiến của Nga và Mỹ nhằm chuẩn bị cho hội nghị quốc tế về
Trước đó, hôm thứ Sáu (14/6), các phương tiện truyền thông trích dẫn phát biểu của các nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói rằng Mỹ, quốc gia cam kết trong tuần này sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự cho phe đối lập Syria, đang xem xét việc thiết lập một vùng cấm bay ở Syria. Các chiến đấu cơ cũng như tên lửa chống cơ của Mỹ đã được đưa tới
Cũng trong tuần vừa qua, Mỹ tuyên bố nước này có đủ bằng chứng rõ ràng cho thấy chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để chống lại phe nổi dậy. Tuyên bố của Mỹ được sự đồng thuận của Anh nhưng lại bị Nga bác bỏ với lý do “không thuyết phục”. Nga được coi là quốc gia đồng minh của Syria và đã vài lần phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc do phương Tây hậu thuẫn nhằm gây sức ép buộc Tổng thống Syria – Bashar al-Assad phải ngừng sử dụng vũ lực.
Ông Lavrov tỏ ra ngờ vực đối với kết luận về vũ khí hóa học ở Syria của Mỹ, nói rằng chính phủ Syria chẳng có cớ gì để sử dụng những loại vũ khí này khi họ đang thắng thế trước phe nổi dậy.
"Chúng ta cần thống nhất rằng chỉ khi bị ‘dồn tới chân tường", thì Chính phủ Syria mới sử dụng các loại vũ khí hóa học như một phương sách cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là quân đội của Tổng thống al-Assad đang thắng thế trước quân nổi dậy. Vậy tại sao họ lại muốn sử dụng vũ khí hóa học, đặc biệt là với số lượng nhỏ như vậy? Chỉ cần chứng tỏ mình thôi hay sao? Xét từ phương diện quân sự, nó hoàn toàn vô lý ", ông Lavrov nói.
Về phần mình, chính phủ
Tháng trước, Nga và Mỹ đã đồng ý tổ chức một hội nghị quốc tế với mục tiêu chấm dứt xung đột hơn hai năm ở Syria thông qua đối thoại giữa hai bên Chính phủ Syria và quân nổi dậy. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bên nào “điền tên” vào danh sách tham gia hội nghị này.
Ai Cập bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria
Trong một diễn biến liên quan khác, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi vừa tuyên bố quyết định cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với
“Chúng tôi đã quyết định cắt đứt quan hệ với chính quyền hiện tại của
“Tất cả người dân Ai Cập đại diện cho nhiều lực lượng chính trị khác nhau, Hồi giáo hay Cơ đốc giáo đoàn kết một lòng với người dân
Vị Tổng thống Hồi giáo của Ai Cập này đã kêu gọi các chiến binh Hezbollah của Li-băng, những người đang đứng về phía lực lượng binh lính trung thành với Tổng thống Assad để chống lại phe nổi dậySyria hãy rời khỏi đất nước này.Ông cũng thúc giục cộng đồng quốc tế thiết lập vùng cấm bay trên không phận
Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Ai Cập đưa ra tuyên bố chống lại chế độ cầm quyền tại Syria, quốc gia Arab đã sát cánh với Ai Cập trong cuộc chiến chống lại Israel năm 1967 và từng liên kết với Ai Cập tạo thành Nhà nước Cộng hòa Arab Thống nhất giai đoạn 1958 - 1961.
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Arab diễn ra tại Qatar hồi tháng 3/2013, Tổng thống Ai Cập Morsi cũng đã công kích mạnh mẽ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Mặc dù vậy, dư luận khu vực vẫn đánh giá quyết định cắt đứt quan hệ với Syria của Tổng thống Ai Cập là bất ngờ vì "dường như đã có sự thay đổi quan điểm của Ai Cập về vấn đề Syria" do yếu tố Iran, quốc gia Hồi giáo đang nỗ lực khôi phục quan hệ với Ai Cập và hiện là đồng minh số một của Syria tại Trung Đông.
Ý kiến bạn đọc