Hệ thống tên lửa phòng thủ thông minh nhất ở Biển Đông

20:36, 10/06/2013
|

“Đàn” tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 – 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu khác.

Tên lửa chống tàu"Yakhont" được sử dụng để công kích các cụm chiến hạm và các chiến hạm, các tàu vận tải và tàu đổ bộ các chủng loại trong điều kiện tác chiến có mật độ gây nhiễu cao nhất của hỏa lực và tác chiến điện tử.

Tên lửa chống tàu thế hệ thứ 4 được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bắt đầu vào cuối những năm 1970-x và đầu những năm 1980-x tại Tập đoàn cổ phần nhà nước “Chế tạo máy – promach” dưới sự lãnh đạo của Giám đốc thiết kế kỹ sư trưởng G.Epremov. Một trong những đặc điểm khác biệt với các tên lửa chống tàu khác là các tên lửa chống tàu thế hê trước được chế tạo chuyên biệt cho các phương tiện mang khác nhau nhưng Yakhont có thể lắp đặt trên tất cả các phương tiện mang.

Tổ hợp tên lửa mới ngay từ khi thiết kế đã được đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật mới: là tên lửa đa phương tiện, có thể lắp đặt trên các phương tiện mang khác nhau như trên tàu ngầm, trên các chiến hạm nổi và các xuồng phóng tên lửa, trên máy bay và trên các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Theo cấp độ đa phương tiện, tên lửa phải đa phương tiện hơn cả tên lửa chống tàu hiện đại của phương Tây, mà đại diện của loại này là tên lửa chống tàu Mỹ ASM "Harpoon".

Tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng của tên lửa Yakhont là “thông minh”: Tầm tần công mục tiêu ngoài đường chân trời; chế độ hoạt động hoàn toàn tự động (bắn – quên); đa quỹ đạo đường bay (“thấp”, “cao – thấp”), tốc độ siêu âm trên tất cả các quỹ đạo bay; tên lửa có tính năng đa phương tiện mang (tất cả các chiến hạm nổi, các tàu ngầm và các tổ hợp phóng tên lửa trên mặt đất”), tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình (stealth) đối với tất cả các radar hiện đại.

Tên lửa Yakhont được thiết kế cấu trúc theo mô hình khí động học thông thường với những cánh bay và cánh ổn định hình tam giác, có thể gập lại được. Cấu trúc khí động học của vật thể bay phối hợp với hệ số lực đẩy trên trọng lượng cung cấp cho Yakhont khả năng cơ động rất cao (góc tấn công – 150o), cho phép tên lửa thực hiện những đường bay phức tạp tránh các vũ khí, trang thiết bị phòng không của đối phương.

Hệ thống động lực của tên lửa chống tàu là động phản lực hành trình siêu âm (SPVRD) tích hợp với động cơ tăng tốc phản lực nhiên liệu rắn. (SPVRD) được thiết kế cho vận tốc khoảng 2,0-3,5 М trong dải độ cao từ 0 đến 20,000 km. Lực đẩy động cơ là 4.000 kgf, khối lượng động cơ là 200 kg. Ống hút khí (SPVRD) đầu mũi tên lửa là hinh nón đồng trục với thân tên lửa.

Trên thực tế toàn bộ cấu hình tên lửa: Từ bộ phận hút không khí đến mặt cắt của ống phụt tên lửa kết hợp với thân tên lửa là hệ thống động lực. Ngoại trừ ống hình nón nằm ở trung tâm của ống hút không khí, bên trong lắp đặt các block của hệ thống điều khiển, anten của đài radar chủ động của bộ phận dẫn đường và đầu đạn, tất cả các không gian bên trong của tên lửa, bao quanh cả đường ống dẫn khí của động cơ phản lực dòng khí thẳng, sử dụng làm bồn chứa nhiên liệu. Phần ống phụt của động cơ hành trình được lắp đặt động cơ phản lực nhiên liệu rắn phóng – tăng tốc.

Sau khi tên lửa thoát ra khỏi ống phóng dạng container, động cơ phản lực tăng tốc nhiên liệu rắn, lắp đặt trong khoang đốt của động cơ hành trình theo nguyên tắc “búp bê Matryoshka” được khởi động. Trong khoảng mấy giây, động cơ phản lực sẽ đẩy tên lửa Yakhont đạt tốc độ 2 M. Sau đó động cơ phản lực nhiên liệu rắn sẽ dừng hoạt động và bị thổi bay ra ngoài bằng dòng khí của động cơ hành trình. Tên lửa được lắp tổ hợp hệ thống dẫn đường hỗn hợp (hệ thống dẫn đường quán tính trên suốt quỹ đạo hành trình, hệ thống radar tự dẫn chủ động tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường ở giai đoạn cuối).

Nhiệm vụ tác chiến được hình thành theo các thông tin về mục tiêu từ hệ thống điều khiển bắn, được thể hiện bằng các thông số chỉ thị mục tiêu từ cơ sở dữ liệu máy tính. Đài radar của hệ thống tự dẫn có thể phát hiện theo dõi và bám mục tiêu lớp tàu tuần dương từ khoảng cách 75 km. Các mục tiêu thông thường trên khoảng cách 50km. Tầm gần nhất phát hiện mục tiêu là 1 km. Sau khi phát hiện mục tiêu lần thứ nhất, tên lửa sẽ tắt đài radar dẫn đường và hạ độ cao xuống tầm thấp giới hạn so với mặt nước biển từ 5 -10 m. Bằng phương pháp đó trong giai đoạn giữa quỹ đạo đường bay, tên lửa nằm ở giới hạn thấp nhất của vùng không gian hiệu lực của hệ thống phòng không.

Giai đoạn cuối, sau khi đã thoát khỏi vùng radar phòng không của đối phương trên mặt phẳng ngang, đầu tự dẫn lại tiếp tục bật radar tìm kiếm và đeo bám mục tiêu, dẫn đường bay cho tên lửa. Trong đoạn đường bay cuối cùng với tốc độ siêu âm của tên lửa Yakhont, sẽ gây trở ngại rất lớn cho các phương tiện phòng không trên đoạn đường bay quá ngắn, đồng thời cũng không thế gây nhiễu được đầu tự dẫn của tên lửa ở giai đoạn này. Nhờ thời gian hành trình của tên lửa tương đối ngắn và tầm hoạt động của đầu tự dẫn tên lửa dài và rộng, do đó không cần có yêu cầu quá cao về độ chính xác của thông tin dẫn đạn.

Sơ đồ tác chiến của loạt tên lửa Yakhont khi tấn công các cụm tàu công kích

Sơ đồ tác chiến của loạt tên lửa Yakhont khi tấn công các cụm tàu công kích.

Góc quét tổng quan toàn bộ khu vực cơ động của mục tiêu trên độ cao tối ưu cho phép xác định sơ lược và phân định công tác theo (tên lửa - mục tiêu) đối với các cụm chiến hạm đối phương và loại trừ các mục tiêu giả. Đặc trưng nổi bật của tên lửa Yakhont thể hiện ở sự “thông minh” trong chương trình tự dẫn tên lửa đến mục tiêu, cho phép thực hiện chế độ chống tàu theo nguyên tắc một chiến hạm – một tên lửa để tấn công một hạm tàu đơn lẻ hoặc “bầy” tên lửa công kích một cụm chiến hạm.

Chỉ trong trường hợp phóng loạt tên lửa mới thể hiện rõ tính tối ưu của của tổ hợp tên lửa Yakhont. Trong trường hợp công kích theo loạt, các tên lửa hoạt động tương tự như cùng được điều khiển bởi một hệ thống tự động, tên lửa tự xác định và phân cấp độ ưu tiên của mục tiêu, lựa chọn chiến thuật tấn công và kế hoạch thực hiện chiến thuật (được thể hiện thông qua tầm cao hành trình, quỹ đạo hành trình và góc tấn công). Trong hệ thống điều hành tác chiến của tên lửa không chỉ lắp đặt hệ thống chống nhiễu khí tài tự dẫn của tên lửa, mà còn các kỹ thuật bay tránh hỏa lực phòng không.

“Đàn” tên lửa sẽ ưu tiên tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất, các mục tiêu ưu tiên như tàu sân bay, tuần dương hạm có lượng giãn nước lớn sẽ bị công kích bởi 2 – 3 tên lửa, các tên lửa còn lại sẽ tiêu diệt các mục tiêu trong đội hình của đối phương, loại trừ trường hợp 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu. Khi lựa chọn quỹ đạo cơ động và tấn công đúng mục tiêu, trên máy tính tên lửa được đưa vào các ảnh kỹ thuật số tất các các lớp tàu hiện đại. Ngoài ra, trong dữ liệu của máy tính có cơ sở dữ liệu về các loại tàu, tên lửa có thể phân biệt được, chiến hạm nào đang nằm trong tầm ngắm – đoàn tàu congvoa, tàu sân bay, chiến hạm, cụm tàu đổ bộ và các tàu phụ trợ, từ đó lựa chọn và tấn công mục tiêu quan trọng nhất theo phân cấp ưu tiên. Thông thường, với một cụm tàu không quân hải quân công kích chủ lực, sẽ tiến hành phóng từ hai loạt đạn trở lên, trong tầm tấn công, các mục tiêu chủ chốt sẽ bị chắc chắn bị tiêu diệt.

Bộ phận đầu tự dẫn của tên lửa Yakhont

Bộ phận đầu tự dẫn của tên lửa Yakhont.

Hạ thấp quỹ đạo bay kịp thời với thuật toán thoát khỏi vùng quét radar trên mặt phẳng ngang tương ứng với mục tiêu chuẩn bị tiến công của tên lửa Yakhont đảm bảo khả năng cắt khỏi sự theo dõi tên lửa chống tầu của các tổ hợp phòng không đánh chặn, với tốc độ siêu âm và bay ở độ cao thấp trong giai đoạn tự dẫn của radar chủ động tấn công mục tiêu cho phép giảm khả năng đánh chặn đến mực gần như không thể của tất cả các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng không tên lửa hiện đại nhất.

Tên lửa sẵn sàng chiến đấu được đặt trong ống phóng đạn dạng container đóng kín và cách ly với bên ngoài. Tên lửa được chế tạo sao cho gần như không có khe hở giữa thân tên lửa và lòng ống phóng đạn. Kích thước của tên lửa cho phép trên cùng một phương tiên mang, có thể mang được 1 tên lửa thế hệ trước nhưng có thể mang từ 2 – 3 tên lửa Yakhont. Ống phóng tên lửa container là một phần không tách rời của tên lửa. Trong ống container, tên lửa đã sẵn sàng cho chiến đấu và được xuất xưởng, vận tải, lưu trữ và được lắp đặt vào phương tiện mang. Tên lửa được kiểm tra trạng thái kỹ chiến thuật thông qua các giắc cắm kết nối với thiết bị kiểm đo.

Ống phóng tên lửa container cùng với tên lửa rất đơn giản trong khai thác sử dụng, không cần cấp nạp chất lỏng hay gas, không cần tăng cường thêm các yêu cầu kỹ thuật về môi trường lưu giữ trong kho vũ khí hoặc trên các phương tiện mang. Điều đó giảm thiểu tới mức tối đa khai thác sử dụng, đảm bảo độ tin cậy rất cao của vũ khí trang bị, khi tên lửa được bảo quản trong một điều kiện lý tưởng trong xuốt thời gian phục vụ. Sử dụng ống phóng tên lửa với một dải góc phóng và sơ đồ phóng đạn rất rộng, thiết bị phóng đạn rất đơn giản, không cần bộ phận thoát khí gas của dòng khí phản lực. Đây là điều kiện tối ưu cho việc lắp đặt tên lửa lên tất cả các phương tiện mang có thể. Đồng thời cũng có thể thiết kế các kiểu bệ phóng khác nhau tùy theo cấu trúc thiết kế của phương tiện mang (kể các các loại chiến hạm không có nguồn gốc từ Nga).

Tên lửa có thể lắp đặt trên các khung bệ phóng trên các hạm tầu có lượng giãn nước nhỏ như các xuồng phóng tên lửa tốc độ cao – “corvette”, hoặc các module hầm phóng tên lửa thẳng đứng được lắp đặt trên các chiến hạm có lượng giãn nước lớn như tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm và tuần dương hạm. Các ống phóng tên lửa có thể được lắp đặt trên các chiến hạm đời cũ được nâng cấp, trong đó từ vị trí 1 tên lửa và ống phóng có thể đặt đến 3 tên lửa Yakhont. Ví dụ, trên tàu Tarantul dự án thiết kế 1241 thay vì lắp 4 ống phóng tên lửa P-15 Termit có thể lắp đến 12 tên lửa Yakhont.

Tên lửa chống tàu lớp Yakhont được sử dụng cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động nổi tiếng K-300P "Bastion". Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" với tên lửa đa phương tiện mang Yakhon được sử dụng để tiêu diệt các chiến hạm mặt nước tất cả các chủng loại trong biên chế của lực lượng đổ bộ đường biển, các đoàn congvoa quân sự, các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các cụm không quân hải quân công kích chủ lực, các chiến hạm đơn lẻ, đồng thời cũng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất có các trạm phát sóng radio, radar hoặc các mục tiêu được lập trình dữ liệu. Tên lửa có thể hoạt động được trong mọi điều kiện tác chiến bao gồm cả tác động nhiễu của các vụ nổ và bức xạ nhiệt cũng như điều kiện nhiễu xạ nặng của các phương tiện tác chiến điện tử. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P "Bastion" có thể bảo vệ một khu vực bờ biển có chiều dài đến 600 km chống lại lực lượng đổ bộ đường biển, quản lý lãnh hải của biên giới biển quốc gia trong một hệ thống cảnh giới đồng bộ của K-300P "Bastion"

Cơ cấu biên chế tổ chức phòng thủ bờ biển của tổ hợp “Bastion”

Cơ cấu biên chế tổ chức phòng thủ bờ biển của tổ hợp “Bastion”.

Tổ chức biên chế tổ hợp tên lửa bao gồm:

1- Tên lửa Yakhont trong ống phóng container;

2 – Xe phóng tên lửa tự hành K-340P (STC) trên khung xe MZKT-7930 (kíp xe 3 người);

3- Xe điều hành tác chiến (MCU) K-380R trên khung sườn xe KAMAZ-43.101 (kíp xe 5 người);

4- Xe thiết bị thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho các xe phóng tên lửa của Tổ hợp, kết nối với sở chỉ huy tác chiến;

5- Hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến các xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa “Bastion”;

6- Tổ hợp trang thiết bị, khí tài kỹ thuật bảo dướng, kiểm tra kiểm soát.

7- Các khí tài phụ trợ: Xe vận tải và nạp đạn K-342R (TRV); Xe phục vụ trực chiến (MOBD); Bộ thiết bị huấn luyện mô phỏng; máy bay trực thăng chiến đấu chỉ thị mục tiêu.

Cơ số tên lửa theo biên chế là 36 tên lửa (12 xe phóng tên lửa). Khoảng giãn cách khi phóng loạt tên lửa là 2 – 5 s trên một xe phóng đạn. Thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu là 5 phút. Thời gian tổ hợp trực sẵn sàng chiến đấu không có thiết bị phụ trợ là 24 h, với xe phục vụ trực chiến là 30 ngày liên tục trực sẵn sàng chiến đấu. Thời gian khai thác sử dụng tên lửa là 10 năm. Số lượng ống phóng, số lượng xe phóng trong một tổ hợp, số lượng xe vận tải – nạp đạn có thể thay đổi theo yêu cầu của đơn hàng.

Tính năng kỹ chiến thuật tên lửa Yakhont: Chiều dài ống phóng tên lửa - 8900 mm; Đường kính ống phóng tên lửa - 710-720 mm; Chiều dài tên lửa: 8000 mm; Sải cánh: - 1700 mm; Khối lượng tên lửa - 3000 kg; Khối lượng ống phóng tên lửa và tên lửa - 3900 kh; Khối lượng đầu đạn - 200-250 kh; Tốc độ bay: - 750 m/s (2.5 М, trên độ cao 14000m);  680 m/s (2 М, trên độ cao thấp); -2.5-2.8 М / đến 3500 km/h (Brahmos); Tốc độ cất cánh sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn - 2 М

Tầm bắn tối đa: Trên độ cao thấp 2 - 5m - 120 km; Khi bay trên quỹ đạo bay tổng hợp - 300 km

Tổ hợp tên lửa cơ động phòng thủ bờ biển Bastion

Tổ hợp tên lửa cơ động phòng thủ bờ biển Bastion.

Độ cao cực đại theo quỹ đạo bay tổng hợp là 14000m, độ cao thấp nhất khi bay ở giai đoạn cuối là 5 – 15 m so với mặt nước biển. Góc tấn công lớn nhất là 15o.

Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp vào sẵn sàng chiến đấu trong trạng thái hành quân là 4 phút, thời gian khởi động các thiết bị, khí tài điều khiển là 2 phút. Giãn cách giữa hai lần phóng đạn là 2 – 5 s.

Đầu đạn hiệu ứng nổ lõm và sử dụng động năng siêu âm làm nhân tố xuyên phá giáp vỏ tàu.
Yakhont phiên bản dành cho không quân hải quân.

Sơ đồ hệ thống tên lửa chống tàu Yakhont phiên bản không quân hải quân.
Sơ đồ hệ thống tên lửa chống tàu Yakhont phiên bản không quân hải quân..

Phiên bản tên lửa chống tàu dành cho không quân hải quân là phiên bản tên lửa nâng cấp, do không có nhu cầu phóng đạn lên độ cao hành trình, do đó tên lửa sẽ được rút ngắn chiều dài xuống còn 6100 m và hoàn toàn mang đầy đủ tính chất của loại vũ khí “không đối hải” nhưng vẫn giữ được những tính năng kỹ chiến thuật cần thiết đặc trưng của Yakhont, tầm bắn của tên lửa đạt 300 km, tốc độ hành trình tên lửa là 2,0 - 2,6 M, tầm bay cao nhất là 15 km, tên lửa có khối lượng cất cánh nhỏ hơn (2500 kg). Trần bay của máy bay chiến đấu mang tên lửa Yakhont đạt 9000 m, giãn cách mỗi lần phóng tên lửa là 2 – 5 s, thời gian chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu là 4 phút, thời gian lưu trữ phục vụ sẵn sàng chiến đấu là 10 năm.

Các máy bay SU-27/30 của Việt Nam đều có thể mang tên lửa Yakhon
Các máy bay SU-27/30 của Việt Nam đều có thể mang tên lửa Yakhon.

Phiên bản tên lửa dành cho không quân không có ống phóng, chỉ có nắp đậy ống phụt phản lực và chụp khí động học bảo vệ cửa gió của động cơ phản lực hành trình. Phương án này giúp giảm tối thiểu sức cản không khí và giảm tải trọng tên lửa. Khi tên lửa được phóng đí, chụp bảo vệ khí động học và nắp đậy ống phụt phản lực được tách rời khỏi tên lửa. Các máy bay thế hệ Su – 27, 30MK, 33 hải quân có thể mang theo một tên lửa chống tàu Yakhont, máy bay tuần biển tầm xa Tu – 142 có thể mang đến 8 tên lửa chống tầu. Phương án sử dụng máy bay cường kích tuần biển cho phép có thể phóng tên lửa theo loạt, tăng cường khả năng công kích các cụm hải quân chủ lực của đối phương.

Cho đến hiện nay, tên lửa Yakhont là tên lửa chống tàu được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển Nga, được hợp tác sản xuất cùng với Ấn Độ phiên bản nâng cấp Brahmos và được lắp đặt trong tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển “Bastion” của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam. Với tính năng vượt trội về các thông số kỹ thuật và khả năng “thông minh” kết hợp với các tổ hợp tên lửa thế hệ cũ hơn sẽ tăng cường khả năng phòng ngự biển ở cấp độ ca nhất. tên lửa Yakhont cũng có thể được lắp đặt thay thế cho các tên lửa "Harpoon", "Exocet", "Otomat" trên các chiến hạm có nguồn gốc nước ngoài.


(theo Trịnh Thái Bình - Tiền Phong)

Ý kiến bạn đọc