Sau những tháng lép vế trước quân đội Chính phủ, phe đối lập
Syria đã tự giết chết hình ảnh của mình trước toàn thể thế giới khi hàng loạt tội ác chiến tranh bị phanh phui. Tuy nhiên, Mỹ và những nước ủng hộ phe đối lập
Syria liên tiếp lờ đi những sự việc này và cho rằng, phe nổi dậy “cần được bảo vệ” trước những đòn tấn công của chế độ Assad.
Khi kẻ mạnh là phía có quyền, việc “bảo vệ phe nổi dậy” đã chính thức được Anh và Pháp hợp thức hóa sau khi EU không thể thông qua lệnh cấm vận vũ khí mới dành cho lực lượng nổi dậy. Tuy tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu đều cho biết, họ chưa có kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe đối lập
Syria nhưng khi lệnh cấm vận cũ hết hiệu lực vào ngày 1/8, mọi việc sẽ thay đổi hoàn toàn.
Phản ứng trước thất bại của EU trong việc áp đặt một lệnh cấm vận cung cấp vũ khí mới, phía Nga đã sử dụng những từ ngữ hết sức cứng rắn để đề cập đến vấn đề
Syria. Dù từng khẳng định hợp đồng chuyển giao tên lửa phòng không S-300 cho Chính phủ Bashar al-Assad chỉ nhằm mục đích phòng thủ, hoàn toàn không vi phạm luật pháp quốc tế, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov còn cho biết, sự hiện diện của hệ thống S-300 sẽ là “yếu tố ổn định” nhằm ngăn chặn “những cái đầu nóng” của phương Tây muốn can thiệp quân sự vào
Syria.
Không khó khăn để hiểu, “những cái đầu nóng” mà quan chức ngoại giao Nga nhắc đến là một tham chiếu tới Anh và Pháp, những quốc gia nhiệt thành ủng hộ việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với quân nổi dậy
Syria. Nga thực sự lo sợ, sự mềm yếu của mình có thể khiến một lệnh cấm bay được thiết lập trên bầu trời
Syria, giống những gì mà phương Tây từng làm ở Libya.
|
Tên lửa S-300 khai hỏa. |
Trong khi đó, vấn đề
Syria còn trở nên nghiêm trọng hơn khi nhà nước Do thái Israel, đồng minh thân cận của Mỹ đe dọa không kích những tàu chở tên lửa của Nga. Cụ thể, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Israel cho biết, các chiến đấu cơ của nước này luôn sẵn sàng ném bom các tàu chở hệ thống tên lửa S-300 của Nga trên đường tới
Syria.
Với lập luận sự hiện diện của hệ thống S-300 tại
Syria sẽ đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của các máy bay dân sự và quân sự hoạt động trên không phận Israel, bộ trưởng Quốc phòng Israel, Moshe Ya'alon cho biết: “Các lô hàng đã không được giao và tôi hy vọng chúng vẫn sẽ không được giao cho Chính phủ Assad. Nếu chúng đến
Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì”.
Về phần mình, Nhà Trắng cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định của Moscow. Phía Washington cho rằng, động thái này của Nga "không đưa
Syria tới gần hơn quá trình chuyển đổi chính trị mong muốn" mà quốc gia này đáng được hưởng.
Trung Quốc liên tiếp gây hấn với láng giềng
Song song với vấn đề Syria, sự bành trướng của
Trung Quốc cũng là một trong những vấn đề đe dọa nghiêm trọng hòa bình thế giới. Liên tiếp gây hấn với các quốc gia ở Biển Đông với “đường lưỡi bò” ngang ngược, gây bất đồng với Nhật Bản xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, xung đột biên giới với với các quốc gia trong đó có cường quốc hạt nhân Ấn Độ,
Trung Quốc thực sự là tâm điểm của những quan ngại.
|
Tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Trung Quốc đối đầu trên vùng biển tranh chấp |
Đã nhiều tháng trở lại đây, tranh chấp Trung - Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là vấn đề nóng bỏng. Việc chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu bán quân sự của 2 quốc gia liên tiếp ra vào khu vực tranh chấp khiến không khí căng thẳng bao trùm khu vực.
Theo hiệp định ký kết sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản là quốc gia không có quyền phát triển quốc phòng và quân đội. Việc đảm bảo an ninh tại nền kinh tế từng lớn thứ 2 thế giới này hoàn toàn do Mỹ đảm trách. Tuy nhiên, Nhật Bản đã thành lập Bộ Quốc phòng để đảm trách nhiệm vụ lớn lao hơn so với Lực lượng Phòng vệ được thành lập sau thế chiến II.
Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền với hàng loạt sách lược cứng rắn, trong đó có những khoản tiền hàng tỷ USD nhằm hiện đại hóa quân đội cho thấy quyết tâm của Nhật Bản trước sự bành trướng của
Trung Quốc. Sẽ sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-35 cùng hàng loạt phương tiện chiến tranh hiện đại khác, Nhật Bản thực sự là mối nguy lớn với
Trung Quốc nếu xung đột giữa 2 nước nổ ra xung quanh quần đảo tranh chấp.
|
Tàu chiến Trung Quốc liên tiếp được tăng cường tại Biển Đông. |
Tuy đang tranh giành lãnh thổ với Nhật Bản,
Trung Quốc tiếp tục gây hấn với các nước trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Liên tiếp đưa tàu chiến, trong đó có việc huy động tới 3 hạm đội tề tựu về Biển Đông cho thấy tham vọng to lớn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc Mỹ đưa tàu sân bay cùng các tàu ngầm hạt nhân tới tập trận cùng Philippines cho thấy, Biển Đông không bao giờ là “ao nhà” của
Trung Quốc.
Trong khi Bắc Kinh mải mê bành trướng thế lực, phía Mỹ cũng chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế, tham vọng của
Trung Quốc
là điều không phải bàn cãi nhưng nếu Bắc Kinh quyết làm tất cả để đạt được tham vọng này thì thế giới khó lòng tránh khỏi nguy cơ bùng nổ thế chiến thứ 3, với sự góp mặt của các cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất.
Ý kiến bạn đọc