Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng phát triển tên lửa tầm xa

13:22, 20/05/2013
|

(VnMedia) - Nga sẵn sàng phát triển chung một tổ hợp phòng không tầm xa với Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hệ thống tên lửa đất đối không S-300.

 

Thông tin trên vừa được Chủ tịch Tập đoàn xuất khẩu vũ khí lớn nhất nước Nga – Rosoboronexport – ông Sergei Ladygin đưa ra hôm qua (19/5).

 

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng mở thầu để mua các hệ thống phòng không tầm xa nhưng cho tới nay nước này vẫn chưa công bố đơn vị trúng thầu.

 

Ông Ladygin phát biểu tại triển lãm vũ khí đang được tổ chức ở thủ đô Lima của Peru rằng: “Nga sẵn sàng dự thấu để phát triển một sản phẩm chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hệ thống Antey-2500 (phiên bản xuất khẩu của hệ thống S-300), ví dụ như việc thiết lập một hệ thống phòng không trong khung nền của Thổ Nhĩ Kỳ”.


Ảnh minh họa
Hệ thống tên lửa S-300

 

Rosoboronexport cũng đề xuất Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chung nỗ lực để quảng bá hệ thống phòng không này tới thị trường của nước thứ ba, ông  Ladygin nói thêm.

 

Phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa S-300, được gọi là S-300PMU1 có tầm bắn trên 150 km và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay ở cả tầm thấp và tầm cao.

 

Trong khi đó phiên bản xuất khẩu của S-300 là S-300 V (hay Antey 2500) bao gồm một phương tiện chỉ huy mới, một dàn ra-đa tối tân.

 

Bên cạnh đó, tại triển lãm, Rosoboronexport cũng đề xuất cung cấp cho Brazil các chiến đấu cơ Sukhoi S-35 Flanker ngoài gói thầu mua bán các loại vũ khí hiện đại khác.

 

Trước đó, vào năm 2009, Nga với chiếc Su-35 đã rút khỏi cuộc đua cung cấp máy bay chiến đấu cho Brazil trong một cuộc mời thầu của nước này. Hiện Brazil đang lựa chọn một trong ba nhà cung cấp là Thụy Điển với chiếc Gripen, Mỹ với chiếc F-16 và Pháp với chiếc Rafale.

 

Ông Ladygin nói: “Mặc dù Nga đã rút khỏi cuộc đấu thấu nhưng chúng tôi đã đề xuất với Brazil bên ngoài việc tham gia gói thầu trên để cung cấp cho nước này chiến đấu cơ Su-35 và tên lửa Pantsir. Đề xuất của chúng tôi đang được xem xét”.


“Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao 100% công nghệ của việc chế tạo chiến đấu cơ Su-35, thậm chí cả các thành tố công nghệ dành cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm”, ông Ladygin nhấn mạnh thêm.


Pantsir là hệ thống kết hợp tên lửa và pháo với tầm bắn đối với tên lửa là 20 km và đối với pháo là 4 km. Phiên bản xuất khẩu của nó là Pantsir-S1 đã được bán cho UAE, Syria và Algeria.

 

Trong khi đó, Su-35 là máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nặng, tầm xa, có thể được trang bị cả hai loại tên lửa dẫn đường và không dẫn đường, cũng như các hệ thống vũ khí hiện đại khác.

 

Máy bay được xem là thuộc thế hệ 4++, nhưng có sử dụng các công nghệ của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm. Được biết, Không quân Nga có kế hoạch nhận 50 chiếc Su-35 đến năm 2015.


Đan Khanh - (theo RIA)

Ý kiến bạn đọc