(VnMedia) - Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen |
Hồi tháng 1,
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy “thất vọng” khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế. "Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ trở nên có lý hơn” nếu họ trình bày lập luận, lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, “lập trường của họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết”, ám chỉ đến UNCLOS. Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?”, chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu. Theo ông này, “việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt”..
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”. Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới”, ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với
Theo Bộ Ngoại giao
“Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía
Trước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22/1, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào bãi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là “vô giá trị” và “phi pháp”.
Ý kiến bạn đọc