(VnMedia) - Được sự hậu thuẫn của đồng minh Iran và Hezbollah, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đang “tung” ra những đòn phản công quyết liệt, giành lại được nhiều khu vực lãnh thổ đã mất và đẩy phe nổi dậy Syria vào tình thế lao đao. Trong khi chính quyền Assad đang giành lại thế trận và có khả năng đè bẹp phe nổi dậy thì Mỹ cùng phương Tây vẫn chọn cách đứng ngoài cuộc xung đột ở đất nước Trung Đông. Đây là lý do khiến phe nổi dậy đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.
Quân đội Syria ăn mừng chiến thắng |
Từ bị dồn vào đường cùng...
Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở
Trong suốt một thời gian dài, quân đội trung thành với ông Assad và phe nổi dậy chiến đấu quyết liệt với nhau trong thế giằng co, bất phân thắng bại. Tuy nhiên, cuộc chiến kéo dài dai dẳng này đã để lại hậu quả là sự tổn thất dần mòn đối với chính quyền
Lực lượng của ông Assad đối mặt với làn sóng “đào ngũ” liên tiếp của cả binh lính lẫn các tướng lĩnh cấp cao. Nhiều quan chức dân sự trong chính quyền cũng “bỏ của chạy lấy người”. Chưa hết, những đòn tấn công bất ngờ của phe nổi dậy cũng đã khiến nhiều quan chức cả quân sự và dân sự mất mạng hoặc bị thương. Trong tình thế như vậy, tinh thần của quân chính phủ rõ ràng không thể không rơi vào hoang mang, lo lắng.
Trong khi đó, ở phía bên kia, phe nổi dậy ngày một mạnh lên nhờ sự hậu thuẫn của các nước láng giềng và phương Tây.
Cuối năm 2012 và những tháng đầu của năm 2013, được khích lệ về tinh thần cũng như sức mạnh gia tăng, phe nổi dậy bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực nhằm tìm cách phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và quyết tâm lật đổ cho bằng được chính quyền của Tổng thống Assad. Trong thời gian này, phe nổi dậy với vũ khí hiện đại được cung cấp từ nước láng giềng
Chiến thắng liên tiếp, phe nổi dậy giành quyền kiểm soát một loạt khu vực trên khắp đất nước từ bắc đến nam. Không chỉ chiếm được thành phố Dael nằm trên con đường nối tới thủ đô từ biên giới phía nam, phe nổi dậy còn giành được phần lớn tỉnh Dera – một vùng nông thôn và là cái nôi của cuộc nổi dậy. Xa hơn ở phía bắc, các chiến binh nổi dậy cũng đã tràn vào kiểm soát thành phố Raqqa từ hồi đầu tháng 3. Đây là thủ phủ đầu tiên của một tỉnh rơi vào tay lực lượng nổi dậy.
Đến thời điểm này, mọi việc dường như chỉ còn chờ vào trận quyết chiến cuối cùng ở thủ đô
... đến lật ngược tình thế
Trong khi phe nổi dậy hoan hỉ tưởng như đã giành chiến thắng đến nơi thì quân của ông Assad bất ngờ phản công và tình thế đã bị đảo ngược.
Sự thực, trong vài tuần qua, động lực của cuộc nội chiến đã nghiêng về quân chính phủ. Lực lượng trung thành với Tổng thống Assad liên tiếp giành lại những khu vực đã mất từ tay phe nổi dậy đồng thời chặn đứng bước tiến quân của đối phương. Rõ ràng, quân đội
Từ mùa hè năm 2012, chính phủ
Về phần mình, lực lượng của ông Assad nắm chặt các thành phố chiến lược ở phía bắc, khu vực ven biển phía tây, những vùng xung quanh thủ đô Damascus và những con đường cao tốc nối đến các khu vực quan trọng kể trên.
Tổng thống Assad cùng đồng minh
Từ tháng 4, lực lượng trung thành với ông Assad bắt đầu thực hiện chiến dịch phản công quy mô lớn, liên tiếp giáng cho phe nổi dậy những đòn choáng váng. Trong khi đó, thành trì
Tổng thống Assad cũng tiếp tục thắt chặt quan hệ với những lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất và trung thành nhất như Lực lượng Vệ binh Cộng hòa, Đơn vị Thiết giáp số 4, nhóm Hezbollah ở Li-băng và lực lượng dân quân Alawite do Iran đào tạo.
Không chỉ chiến thắng trên chiến trường, ông Assad còn đang giành thắng lợi cả trên mặt trận chính trị và ngoại giao. Với việc dùng từ “khủng bố” để nói về phe nổi dậy, chính quyền Syria phần nào đã khiến phương Tây hoang mang, không dám trực tiếp hậu thuẫn cho phe nổi dậy. Điều này càng thuận lợi hơn kể từ sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở
Trên mặt trận ngoại giao, chính quyền của Tổng thống Assad tiếp tục nhận được sự giúp đỡ kiên định của Nga, Trung Quốc, Iran, nhóm Hezbollah trong khi phe nổi dậy ngậm ngùi đón nhận sự hờ hững từ phương Tây.
Ý kiến bạn đọc