(VnMedia) - Ấn Độ hôm qua tuyên bố, nước này sẽ “áp dụng mọi biện pháp có thể” để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh Ấn Độ đang có cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày một leo thang với nước láng giềng Trung Quốc. Hàng chục binh lính Trung Quốc bị tố xâm nhập sâu vào lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở khu vực biên giới tranh chấp
Biên giới Trung Quốc-Ấn Độ lại nóng bỏng vì tranh chấp lãnh thổ. |
“Tình hình hiện tại không phải do chúng tôi tạo ra”, ông A.K. Antony – Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết sau khi các quan chức nước này cáo buộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa thiết lập thêm một trại thứ 5 ở khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) nằm bên phía Ấn Độ ở Ladakh. Báo chí Ấn Độ còn tố cáo binh lính Trung Quốc giăng lên một tấm biểu ngữ bằng tiếng Anh trong đó nói rằng khu vực họ đang dựng trại thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Bộ trưởng Antony nhấn mạnh, Ấn Độ vẫn cam kết tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp nhưng ông này cũng khẳng định một cách cứng rắn rằng: “Không nên có bất cứ nghi ngờ gì về việc đất nước chúng tôi đều đồng lòng, quyết tâm áp dụng tất cả những biện pháp có thể, ở mọi cấp độ, để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”.
Những phát biểu trên được người đứng đầu quân đội Ấn Độ đưa ra sau khi New Delhi và Bắc Kinh vừa tiến hành cuộc họp thứ ba ở Chushul, Ladakh nhằm giải quyết vụ binh lính Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ 19km.
Cuộc họp cấp Thiếu tướng giữa hai nước Trung-Ấn bắt đầu từ lúc 11h sáng ngày 30/4 và kéo dài hơn 3h đồng hồ. Tuy nhiên, cũng như hai cuộc họp trước, cuộc họp lần này không đem lại kết quả khả quan nào.
Phía Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi Ấn Độ tháo dỡ các công trình mà nước này xây dựng ở khu vực Đông Ladakh, bao gồm những boongke vừa được tạo ra tại những điểm có ưu thế trong khu vực và những con đường được mở ra gần Đường Kiểm soát Thực tế.
Trong khi đó, phía Ấn Độ cũng nhất quyết yêu cầu Trung Quốc phải rút quân vô điều kiện ra khỏi lãnh thổ của họ theo những thỏa thuận mà hai nước đã ký kết được trong những lần trước đây.
Sau ba cuộc họp không thành công và bất chấp những lời kêu gọi của New Delhi, Trung Quốc vẫn không chịu rút quân ra khỏi khu vực biên giới của Ấn Độ. Không những thế, binh lính Trung Quốc thậm chí còn tăng cường sự hiện diện ở đây bằng cách tiếp tục dựng lên những trại mới và nhận nguồn cung cấp hậu cần từ đơn vị của họ cách điểm đối đầu với Ấn Độ khoảng 25km.
Chính phủ Ấn Độ trước sức ép mạnh tay với Trung Quốc
Trong khi cuộc đối đầu Trung-Ấn ở khu vực biên giới ngày một leo thang thì chính phủ do Đảng Quốc đại dẫn đầu đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ giới chính khách đối lập đòi nước này phải phản ứng mạnh mẽ hơn với cuộc xâm nhập kéo dài 2 tuần qua từ phía Trung Quốc.
Trong cuộc họp Quốc hội hôm 29/4 vừa rồi, ông Mulayam Singh Yadav – Lãnh đạo Đảng đối lập Samajwadi, cáo buộc chính phủ Ấn Độ đang tỏ ra “yếu kém, thiếu năng lực và hèn nhát” khi đối phó với Trung Quốc. “Quân đội Trung Quốc cần phải bị đánh bật ra ngoài lãnh thổ của chúng ta. Nếu điều đó dẫn đến chiến tranh thì cứ để nó xảy ra”, ông Yadav đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến nay vẫn áp dụng một phương pháp tiếp cận mềm mỏng đối với vụ xâm nhập của Trung Quốc, khẳng định vụ việc có thể được giải quyết thông qua đàm phán. “Chúng tôi có kế hoạch. Chúng tôi không muốn làm trầm trọng thêm tình hình. Đó là một vấn đề mang tính địa phương”, ông Singh đã nói như vậy.
Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cũng cho rằng, không cần phải “ấn nút hoảng sợ” thậm chí kể cả khi binh lính Trung Quốc đã xâm nhập và đóng chốt tại lãnh thổ của Ấn Độ suốt 17 ngày qua. Phát biểu với CNN-IBN, ông Khurshid nói: “Có sự khác biệt về quan niệm, về quan điểm nhưng không có sự đối đầu. Chúng ta có thể bày tỏ sự quan ngại nhưng chúng ta không cần thiết phải nhấn nút hoảng sợ”.
Ông Khurshid cho rằng, cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể được giải quyết. “Bao nhiêu binh lính và xâm nhập bao xa không phải là một câu trả lời đầy đủ. Nếu họ có 10 binh lính đóng trong khu vực nằm sâu trong một khu vực lãnh thổ 19km và bị cắt đứt với các nguồn cung cấp bên ngoài, đó không phải là tình huống tốt cho họ. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, vấn đề này sẽ được giải quyết. Chúng tôi cũng tin, chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình”, ông Khurshid nói.
Khi được hỏi liệu ông này có xem xét lại kế hoạch đến thăm Bắc Kinh trong thời gian tới, Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết: “Không có lý do gì mà chúng tôi lại phải thay đổi kế hoạch lúc này. Tôi sẽ có cơ hội gặp gỡ giới lãnh đạo Trung Quốc- những người đang muốn phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước. Vì thế, chúng tôi đang hướng tới những điều tích cực”.
Trước những quan điểm có phần mềm mỏng của Thủ tướng và Ngoại trưởng Ấn Độ, giới lãnh đạo đối lập và một số nhà phân tích ngoại giao, quân sự của nước này cho rằng, chính phủ đang "ngây thơ" trong cách xử lý cuộc xâm nhập của phía Trung Quốc. Theo họ, đó rõ ràng là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đòi chủ quyền đối với một khu vực quan trọng có tính chiến lược ở khu vực biên giới Trung-Ấn.
Nhiều người đang kêu gọi
Ý kiến bạn đọc