(VnMedia) - Bộ Dầu mỏ
Iran
vừa tiết lộ, nước này đang cân nhắc khả năng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên như một cách để cải thiện nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Việc
Iran
“bắt tay” với Triều Tiên chắc chắn sẽ khiến các cường quốc tức giận và lo ngại.
|
Bộ trưởng Dầu mỏ
Iran
– ông Rostam Qasemi |
Hãng thông tấn
IRAN
dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ
Iran
– ông Rostam Qasemi hôm qua (21/4) cho biết, CHDCND Triều Tiên đang đàm phán với
Tehran
về khả năng nhập khẩu dầu mỏ từ nước cộng hoà Hồi giáo.
Ông Qasemi đã đưa ra phát biểu trên trong một cuộc họp báo bên lề một triển lãm về dầu khí ở thủ đô
Tehran
.
Bộ trưởng Dầu mỏ
Iran
bày tỏ hy vọng, hai nước sẽ sớm ký kết được hợp đồng hợp tác về dầu mỏ. Một hợp đồng như vậy sẽ đưa hai nước đang đối đầu quyết liệt với Mỹ và phương Tây tiến lại gần nhau hơn. Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, Iran và Triều Tiên đã ký một thỏa thuận hợp tác về khoa học, công nghệ. Hiện tại, một phái đoàn của Bộ Dầu mỏ Triều Tiên đang có mặt ở
Iran
trong một chuyến thăm chính thức.
Các quan chức Iran và Triều Tiên trong quá khứ từng tuyên bố, hai nước có “chung một con đường” trong việc đối đầu với các cường quốc phương Tây.
Tuy nhiên,
Tehran
phủ nhận một bản báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc họ có trao đổi các thiết bị và công nghệ tên lửa đạn đạo cho nhau.
Việc Triều Tiên tìm đến
Iran
trong bối cảnh nước này vừa khuấy lên một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn đầy nguy cơ trong khu vực chắc chắn sẽ khiến các cường quốc do Mỹ dẫn đầu “đứng ngồi không yên”. Phương Tây vốn đã đặc biệt lo ngại về chương trình tên lửa, hạt nhân gây tranh cãi ở cả
Iran
và Triều Tiên. Sự hợp tác giữa hai nước này không khỏi khiến các cường quốc nghi ngại.
Hồi cuối tuần vừa rồi, đại diện của 5 cường quốc hạt nhân lớn đã cùng nhau lên tiếng bày tỏ lo ngại về chương trình hạt nhân của hai nước Iran, Triều Tiên, coi đó là một mối đe dọa đối với nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân của cộng đồng thế giới.
"Trong bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12/2/2013 và Iran tiếp tục theo đuổi các hoạt động hạt nhân, P5 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) tái khẳng định nỗi quan ngại về những thách thức nghiêm trọng được đặt ra đối với nỗ lực ngăn chặn phổ biển vũ khí hủy diệt”, các cường quốc cho biết trong một tuyên bố.
Đại diện của các cường quốc đã đưa ra tuyên bố chung như trên sau khi kết thúc cuộc họp trù bị kéo dài 2 ngày ở Geneva để chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng nhằm xem xét lại Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí hạt nhân vào năm 2015.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc