(VnMedia) - Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn được triển khai trên mặt đất (GBI) để đối phó với một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga. Đây là thông tin vừa được một chuyên gia quân sự Nga cung cấp ngày hôm qua (2/4).
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M
“Qua những tiếp xúc của tôi với Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Bộ Quốc phòng Mỹ, tôi đã phát hiện ra rằng, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 quả tên lửa đánh chặn để đối phó với một tên lửa Topol-M của chúng ta”, Đại tá nghỉ hưu Viktor Yesin – cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga giai đoạn từ 1994 đến 1996, cho biết tại một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, ông Yesin không nói rõ bản chất của mối liên hệ, tiếp xúc giữa ông này với Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cũng như không cho biết ông đã nhận được thông tin trên khi nào.
Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn GBI, 26 tên lửa ở Alaska và 4 ở California. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia Yesin, tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa trên của Mỹ vẫn còn “tương đối hạn chế”.
Cũng theo lời Đại tá Yesin, các cuộc đàm phán về lá chắn tên lửa giữa Nga và Mỹ sẽ chẳng đem lại kết quả gì tích cực và rằng hai bên sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực lá chắn tên lửa này.
Trước đó, hồi giữa tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thông báo hủy bỏ kế hoạch triển khai giai đoạn đầu của lá chắn tên lửa ở Trung Âu và thay vào đó, các tên lửa đánh chặn sẽ được triển khai ở Alaska.
Sự thay đổi bất ngờ trên của Mỹ là nhằm để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng lên từ phía Triều Tiên.
Mỹ cho biết, việc họ triển khai một loạt tên lửa đánh chặn ở Alaska và một hệ thống radar ở Nhật Bản với mục đích là để tạo ra cái ô bảo vệ cho nước này cũng như các đồng mình trước những cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều bày tỏ lo ngại, bất kỳ chương trình phòng thủ tên lửa nào cũng có thể gây phương hại đến chiến lược quân sự riêng của các nước này.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga – ông Anatoly Antonov cách đây hai tuần đã cho biết, Mỹ và Nga sẽ tiến hành thảo luận về ảnh hưởng của diễn biến mới nhất trong kế hoạch lá chắn tên lửa nói trên vào những tháng sắp tới. Theo lời ông Antonov, các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức tại một hội nghị an ninh ở thủ đô Moscow dự kiến diễn ra trong hai ngày 23 và 24/5.
Nga và Mỹ từ lâu đã đối đầu với nhau về vấn đề lá chắn tên lửa. Moscow phản đối mạnh mẽ việc Mỹ muốn dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Trung Âu vì coi hệ thống này là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga. Đáp lại, Washington luôn khẳng định, hệ thống lá chắn tên lửa của họ chỉ nhằm vào Iran và Triều Tiên, không nhằm vào Nga. Mặc dù hiện giờ Mỹ đã tuyên bố gác lại kế hoạch lá chắn tên lửa ở Châu Âu và tập trung cho lá chắn tên lửa ở Châu Á nhưng Moscow vẫn không khỏi hết lo ngại.
Trước đây, Moscow
Vài nét về tên lửa Topol-M của Nga
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M là một trong những tên lửa tối tân nhất của Nga. Loại tên lửa này được cho là nỗi kinh hoàng của nước Mỹ.
Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m; đường kính 1,95m; trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km. Là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, Topol-M hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT.
Loại tên lửa Topol-M được trang bị động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn cho phép nó bay cực nhanh lên không trung và vô hiệu hóa mọi sự can thiệp bằng tên lửa khác đặt ngay cạnh bệ phóng.
Ngoài ra, Topol-M còn được gia cố các trang thiết bị có khả năng chống được các loại vũ khí bằng laze và còn được trang bị một phương tiện vận hành cực kỳ dễ dàng khi quả tên lửa quay trở lại khí quyển trái đất. Hệ thống này cho phép tên lửa này vượt qua khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Tổ hợp tên lửa Topol-M đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong thế kỷ 21. Sự ra đời của tổ hợp tên lửa này của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ và đồng minh khiếp sợ. Lực lượng tình báo Mỹ đã tốn nhiều công sức để hiểu hơn về cơ chế hoạt động cũng như khả năng của Topol-M. Đó cũng là lý do Mỹ bắt đầu đề ra nhiều phương án phòng thủ tên lửa.
Ý kiến bạn đọc