(VnMedia) - Cuộc đua tìm kiếm sự sống thông minh, hoặc bất cứ sự sống nào ngoài Trái Đất đã đưa đến một cuộc đua tranh nóng hổi giữa các nhà khoa học trên thế giới trong suốt những thập kỷ qua. Mặc dù không có một chứng cứ cụ thể nào về sự sống ngoài hành tinh nhưng có vẻ là bất cứ chiếc tàu vũ trụ nào đã được phóng đi hay đang trong dự kiến phóng đi đều đóng mác cho mình một sứ mệnh là “truy tìm sự sống ngoài Trái Đất”.
Sau đây là một những nơi tiếp theo đã được khám phá theo nhận định của các nhà thiên văn học nổi tiếng trên thế giới là có thể tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Vệ tinh Enceladus
Enceladus là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ. Trước những năm 1980 (thời điểm 2 tàu vũ trụ Voyager bay ngang qua Enceladus), người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước. Enceladus có đường kính khoảng 500km, bằng 1/10 kích thước của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Nó là thiên thể phản xạ ánh sáng mạnh nhất trong hệ Mặt trời (gần như 100%).
Tàu Voyager 2 là tàu vũ trụ đầu tiên đến gần bề mặt của Enceladus và chụp ảnh vệ tinh này ở mức độ tương đối chi tiết.
Từ những bức ảnh này người ta đã nhận thấy ít nhất 5 kiểu địa hình trên bề mặt của Enceladus, gồm có những vùng nhiều hố thiên thạch, những bình nguyên bằng phẳng mới được hình thành bao bởi địa hình rặng núi. Những hình ảnh quan sát Enceladus từ tàu Cassini trong những ngày 17/2 , 9/3 và 14/7 năm 2005 đã cung cấp những chi tiết rõ ràng hơn nhiều về bề mặt vệ tinh khi thấy có sự hện diện của Cácbon, Hiđro, Nitơ và Ôxy - tất các các yếu tố củng cố sự sống. Hơn nữa, nhiệt độ và mật độ của các chum khí ở đây có thể chỉ ra rằng một nguồn nước chảy, ấm áp hơn dưới bề mặt. Tuy thế, vẫn chưa có khẳng định nào về biểu hiện sự sống nơi đây.
Dạng sống Extremophile (dạng sống của các vi khuẩn có thể mọc tốt trong môi trường khắc nghiệt đối với con người) được phát hiện trong các lỗ thông nhiệt dưới đấy biển của Trái Đất và trong băng Bắc Cực, nơi mà không có nguồn ánh sáng nào có thế đến được, đã đưa đến cho các nhà khoa học cái khả năng rằng các vi khuẩn tương đồng cũng có thể tồn tại trên vệ tinh Enceladus.
Các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời
Một vài ước tính chỉ ra rằng chỉ riêng Dải Thiên Hà ẩn chứa khoảng 400 tỷ ngôi sao và vô số các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Bởi vậy, khả năng có thể có hàng tỷ các sinh vật vũ trụ đang tồn tại ở ngoài đó.
Một “Exoplanet” là một thực thể hành tinh mà nằm bên ngoài hệ Mặt Trời và xoay quanh một ngôi sao khác chứ không phải là Mặt Trời của chúng ta. Chứng ta cũng vừa mới chỉ khám phá ra chúng ở những thế giới bên ngoài trong thập kỷ vừa qua (hành tinh đầu tiên có tên là HD 209458 được phát hiện năm 1999) là một ví dụ, trong khí quyển của hành tinh này có sự hiện diện của nước, metan và CO2, tất cả các nguyên tố cấu thành nên sự sống. Tuy nhiên việc chứng minh về khả năng tồn tại các thực thể sống nơi đây vẫn là một điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu.
Chòm sao Orion Nebula hay Chùm mây lớn Orion Nebula
Tinh vân Great Orion Nebula là một đám mây cực lớn chứa đầy khí bụi loãng phát sáng, nó nằm cách chúng ta khoảng 1.600 năm ánh sáng, với chiều ngang khoảng 30 năm ánh sáng (lớn gấp đường kính của toàn bộ hệ mặt trời 20.000 lần).
Tinh vân phát ra một loại ánh sáng cực quang nhờ huỳnh quanh từ phóng xạ tia cực tím mạnh của bốn ngôi sao nóng bị vướng bên trong nó. Edward Emerson Barnard (1857-1923), nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát Yerkes, đã từng nhận xét rằng tinh vân khiến ông nhớ tới một con dơi ma quái khổng lồ; ông luôn luôn trải nghiệm cảm giác ngạc nhiên mỗi khi nhìn thấy nó.
Các dữ liệu được thu thập bởi các nhà thiên văn học qua kính viễn vọng đã giúp khám phá ra được các phân tử củng cố sự sống trên chòm sao này như nước, CO, HCHO, CH3CH, Dung môi, HCN, SO và SO2.
Đại Hồng Tinh đang chết dần
Vào năm 2005, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã khám phá ra rằng các Đại Hồng Tinh có thể hoạt động như một chiếc máy rung tim khổng lồ và có thể mang lại sự sống cho các hành tinh băng giá. Khả năng làm tái sinh này có thể là nền tảng cho sự sống được nuôi dưỡng mà các nhà khoa học vẫn tin rằng như vậy.
Ngay trước khi một ngôi sao chết, nó sẽ phát nổ vào giai đoạn Hồng tinh đỏ của nó, nhanh chóng căng lên về kích thước và độ sáng, phát ra bức xạ mặt trời nóng với phạm vi xa và rộng. Các tia sáng từ các ngôi sao sẽ hâm nóng các hành tinh mặt trăng lạnh lẽo kia khiến cho lớp băng giá của hành tinh này sẽ tan chảy thành chất lỏng: thiết lập các giai đoạn cho sự sống hình thành trong một đại dương tuôn chảy.
Những nơi chưa được khám phá của Vũ Trụ
Vũ trụ là một khoảng không gian rộng lớn thu hút sự tìm tòi không ngừng của loài người với vô số các hành tinh, ngôi sao, hệ thống, tinh vân, khí, bụi – và chúng ta cũng không thể nào khám phá được hết chúng. Bởi vậy có lẽ sự sống tồn tại như chúng ta nghĩ, ngay trên mặt bên kia của Vũ trụ mà chúng ta sẽ không đủ khả năng để tìm kiếm chúng. Hãy tưởng tượng xem: Chúng ta đặt sự khám phá sự sống trong một chiếc hộp quá gọn gàng và ngăn nắp? Thì liệu chúng ta có nên tiếp tục tìm kiếm sự sống như trên Trái Đất nữa không?
Tất cả những gì chúng ta biết về sự sống đó là chúng được tạo ra bởi các axít amin, AND, và chúng cần nước để tồn tại. Tuy nhiên, nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking giả rằng sự sống có thể tồn tại ngoài Trái Đất mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được: đó là sự sống mà không dựa trên cácbon. Nếu đó là một trường hợp, thì có khả năng là chúng tôi đã tìm thấy "sự sống" và bỏ lỡ nó bởi vì chúng tôi vẫn chỉ thừa nhận sự sống trên Trái đất của chúng tôi.
Dù bằng cách nào, cuộc tìm kiếm để tìm sự sống ngoài hành tinh này vẫn tiếp tục. Nếu người ngoài hành tinh được tìm thấy, hãy hy vọng họ thân thiện.
Ý kiến bạn đọc