(VnMedia) - Những phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện tại đang nằm dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của một nhóm chuyên trách gồm các quan chức cấp cao hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhóm này được đứng đầu bởi Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
Một nguồn tin thân cận với Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, việc thành lập nhóm chuyên trách mới theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đồng nghĩa với việc cuộc tranh chấp với Nhật ở biển Hoa Đông đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc cùng với việc thống nhất Đài Loan và một số vấn đề khác.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang leo thang nhanh chóng trong những tháng gần đây xung quanh cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Các nguồn tin quân sự tiết lộ cho tờ Asahi Shimbun biết, mới đây nhất, hôm 19/1, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã nhiều lần ra lệnh cho chiến đấu cơ của mình cất cánh khẩn cấp để đối phó với nhau ở vùng trời trên quần đảo tranh chấp mặc dù không có thông báo công khai nào được đưa ra về diễn biến trên.
Hai chiếc máy bay chiến đấu Jian-10 của Trung Quốc đã cất cánh từ một căn cứ không quân bên ngoài Thượng Hải để bám đuổi một chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm của Mỹ. Chiếc máy bay này mang theo một hệ thống giám sát có khả năng phát hiện các máy bay khác. 3 máy bay trên đã bay ở khoảng cách rất gần phía bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngay sau đó, hai chiếc phi cơ chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng không NhậtBản đã cất cánh khẩn cấp để đối phó với động thái của phía Trung Quốc.
Mỹ đã triển khai các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm ở khu vực này kể từ giữa tháng 2 sau khi Trung Quốc bị cáo buộc liên tiếp vi phạm không phận Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong tháng 12 năm ngoái.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, chiến đấu cơ của nước này đã phải cất cánh khẩn cấp tới 91 lần để ngăn chặn các vụ xâm nhập của máy bay Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái.
“Một vụ đụng độ bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, một quan chức cấp cao thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cảnh báo, dẫn ví dụ về vụ đụng độ giữa máy bay Mỹ và máy bay quân sự Trung Quốc gần đảo Hải Nam của nước này năm 2001.
Ở vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, các tàu của chính phủ Trung Quốc cũng gầm ghè, gây gổ với tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản gần như là hàng ngày.
Hôm 14/9, ngay sau khi
Nhóm chuyên biệt trên được thành lập bởi PLA vì nhiều ban ngành khác của chính phủ đã phản ứng với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư mà không có sự phối hợp với nhau.
Các thành viên của nhóm chuyên trách Senkaku/Điếu Ngư sẽ trực tiếp chỉ huy đội tàu hải giám và các lực lượng quân sự qua sóng radio hoặc qua các thiết bị viễn thông. Một phần của hoạt động này là nhằm ngăn chặn các vụ việc gây ra bởi những hành động quá mức ở khu vực “tuyến đầu”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc được cho là đã thành lập các nhóm chuyên trách cấp cao về vấn đề Đài Loan và quản lý khủng hoảng, trong đó có vấn đề an ninh quốc gia.
Sẵn sàng cho chiến tranh
Một nguồn tin quân sự cho biết, hồi đầu tháng 1, PLA đã từng cấp tập chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh với Nhật. Trên số ra ngày 14/1 của tờ PLA Daily, Bộ Tổng tham mưu PLA đã yêu cầu tất cả các lực lượng trong quân đội sẵn sàng cho một cuộc chiến.
Nguồn tin trên cho biết, lệnh này được đưa ra nhằm đối phó với căng thẳng ở biển Hoa Đông và nó đồng nghĩa với việc tất cả các lực lượng trong quân đội phải chuẩn bị cho tình huống chiến tranh.
Sau lệnh mới nhất vừa được đưa ra, PLA đã chuyển các binh lính từ những khu vực trong nội địa ra các khu vực bờ biển như Thượng Hải đồng thời tung ra một loạt động thái khác, các nguồn tin từ chính phủ Mỹ và Nhật Bản cho biết.
Theo số ra ngày 2/2 của tờ China Youth Daily, tất cả 3 tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc đều đang tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Tây Thái Bình Dương. Một quan chức cấp cao thuộc hạm đội này miêu tả, đây là “một cuộc tập trận bất thường chuẩn bị cho một cuộc chiến thực sự”.
Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi vào cuối tháng 1, rõ ràng là trùng thời điểm một cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình với ông Natsuo Yamaguchi, người đứng đầu Đảng New Komeito – một đối tác trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong cuộc gặp này, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi cải thiện quan hệ song phương Trung-Nhật.
Kể từ sau đó, tàu hải giám Trung Quốc cũng không xuất hiện thường xuyên ở quần đảo tranh chấp dù trước đó những con tàu này xuất hiện gần như hàng ngày trừ lúc thời tiết xấu. Số tàu Trung Quốc có mặt ở đây cũng giảm từ 4 xuống còn 2 hoặc 3.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến việc giải quyết tranh chấp qua biện pháp ngoại giao, chứ không phải là sức mạnh quân sự. Mặc dù vậy, nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản không phải là đã hết.
Ý kiến bạn đọc