(VnMedia) - Những mảnh vỡ của thiên thạch tấn công vùng Urals của Nga hôm thứ Sáu (15/2), làm bị thương hơn 1000 người đã được các nhà khoa học tìm thấy ở Hồ Chebarkul, Vùng Chelyabinsk, Urals của nước này.
Ông Viktor Grohovsky thuộc Đại học Liên bang Urals cho biết: “Chúng tôi vừa hoàn tất công việc nghiên cứu, chúng tôi xác nhận rằng các hạt vật chất mà đoàn thám hiểm tìm được dưới khu vực hồ băng Chebarkul chính là các mảnh vỡ thiên thạch”.
“Đây là những thiên thạch dạng đá, chứa 10% sắt. Nó nhiều khả năng sẽ được đặt tên là thiên thạch Chebarkul”, ông nói thêm.
NASA ước tính rằng, thiên thạch rơi ở Nga có đường kính lên tới 15 mét khi nó tấn công bầu khí quyển của Trái Đất hôm thứ Sáu tuần trước, nó có tốc độ nhanh hơn cả tốc độ âm thanh (64.000 km/giờ) và nó bốc cháy thành một quả cầu lửa sáng hơn cả mặt trời. Khi đi qua khí quyển, thiên thạch này tạo ra một sóng năng lượng tương đương khoảng 300 kiloton chất TNT, hay khoảng 20 quả bom hạt nhân được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Phần lớn năng lượng này đã được giải tỏa trong bầu khí quyển.
Một mảnh vụn thiên thạch được tìm thấy
Ý kiến bạn đọc