Những nhà lãnh đạo mới nổi năm 2012

20:21, 11/02/2013
|

(VnMedia) - Một trong những yếu tố của năm 2012 được cho là sẽ tác động đến năm 2013, là những cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử năm qua đã lại đem đến không chỉ cho nhân dân nước đó mà còn cả thế giới những hi vọng về những triển vọng mới. Sau đây là những gương mặt lãnh đạo mới được kỳ vọng sẽ góp phần chi phối xu hướng thế giới năm 2013.


Tổng thống Pháp: Francois Hollande

 

François Hollande sinh năm 1954 ở thành phố Rouen, vùng Normandie, trong một gia đình trung lưu. Ông lớn lên ở quận Neuilly , ngoại ô Paris , một trong những quận sang trọng và giàu nhất nước Pháp. Cha ông, một bác sĩ, có xu hướng chính trị cực hữu, trong khi mẹ ông, một cố vấn trợ cấp xã hội, lại tranh đấu cho bên trái của cánh tả. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông đã được tuyển vào học Trường Sciences Po - trường đào tạo về khoa học chính trị uy tín nhất nước Pháp. Đến năm 1974, Hollande theo học Trường Doanh thương HEC (École des Hautes Études Commerciales de Paris, cũng hàng đầu nước Pháp), nhờ đó có được một số kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh tế. Quan trọng nhất trong các trường mà Hollande từng theo học là Trường Hành chính quốc gia (École Nationale d'Administration - ENA), khóa 1978-1980.

 

Ngay sau khi tốt nghiệp trường ENA năm 1980, ông đã khởi đầu sự nghiệp chính trị trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Francois Mitterrand và góp công giúp ông Mitterrand giành chiến thắng đầu tiên cho đảng Xã hội ở nền Đệ ngũ Cộng hòa.  

Ảnh minh họa


Ngay năm đầu của chính phủ Mitterrand (1981), Hollande đã tham gia làm trợ lý cố vấn kinh tế cho Jacques Attali, rồi làm Chánh văn phòng Bộ trưởng Ngoại giao Roland Dumas. Năm 1999, ông tham gia Nghị viện châu Âu nhưng không được lâu thì lại từ nhiệm, và được tái cử vào Quốc hội Pháp các năm 2002 và 2007 cho đến nay. Chính trong thời gian làm việc trong Điện Élyseé với Tổng thống Mitterrand, Hollande đã "học hỏi" được cách vận dụng quyền hành ở cấp cao nhất.

 

Cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông Hollande có 2 đặc điểm đáng chú ý nhất là: ông chưa bao giờ được bầu giữ chức vụ dân sự nào; và luôn luôn đứng sau lưng vợ, bà Ségolène Royal, luôn bị bà Royal lấn át. Chỉ sau khi chia tay bà Royal (năm 2007), ngôi sao chiếu mệnh vào ông Hollande mới cho ông cơ hội được tỏa sáng. Và đó là cơ sở để ông được đảng Xã hội Pháp chọn làm ứng cử viên tổng thống tham gia cuộc bầu cử vào tháng 4/2012 tới.

 

Cái tên Francois Hollande ngay cả khi ra tranh cử Tổng thống và khi đắc cử Tổng thống vẫn là một “khoảng bí hiểm” bởi không ai ngờ đến một nhà chính trị trước đây với nhiều biệt danh không tốt được gán cho ông như: “Ông Royal” hay “núp bóng vợ” lại có thể “lội ngược dòng” một cách ngoạn mục như vậy. Trong suốt cả chiến dịch, và cả những ngày trước và sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, ông đều bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào đêm muộn. Đôi khi ông tới thăm cả 3 thành phố chỉ trong vòng 1 ngày, và gần cuối ngày, khi cánh phóng viên đi cùng ông mệt mỏi rã rời thì trông ông vẫn hoạt bát và khoan khoái lạ thường.

 

Người yêu mến tổng thống mới này dành cho ông biệt danh rất gần gũi “Tổng thống bình dân” bởi lối sống giản dị quá mức của ông. Trong đợt tranh cử Tổng thống vừa rồi, phương tiện duy nhất mà ông ưa thích là chiếc xe scooter và ông hiện vẫn đang sống trong một căn hộ cho thuê với người tình của mình, bà Valerie Trierweiler, phóng viên của tạp chí nổi tiếng của Pháp Paris Match.

 

Các chính sách của ông cũng được lòng người dân hơn so với những chính sách hà khắc và cực đoan của ông Sarkozy. Với chính sách về kinh tế, thay vì tuân theo khuôn khổ “thắt lưng buộc bụng” nghiêm ngặt do Đức đề ra thì ông chủ trương thực hiện các gói kích cầu kinh tế của chính phủ. Chính sách này được nhiều người dân Pháp ủng hộ nhưng cũng nhiều người phản đối, hiểu quả của “ý tưởng mới” này ra sao thì vẫn là môt câu hỏi ở phía trước.

 

Về chính sách ngoại giao, nhập cư và thuế, ông Hollande muốn lính Pháp nhanh chóng rút khỏi chiến trường Afghanistan, ông thiên về một nền ngoại giao ôn hòa. Ông muốn những đối tượng rất giàu phải trả 75% thuế thu nhập và dự định tăng thuế với các công ty vốn phân phát lợi nhuận cho các cổ đông thay vì đầu tư vào doanh nghiệp của họ và cởi mở hơn trong các chính sách cho người nhập cư nước ngoài với việc trao quyền cư trú cho người nhập cư trái phép dựa trên việc xem xét từng trường hợp.

 

Tổng thống Hàn Quốc – Bà Park Geun-hye


Nhân vật chính khách đặc biệt dành được sự chú ý của giới chính trị năm nay chính là Tân tổng thống mới của Hàn Quốc, bà Park Geun-hye. Bà vừa đắc cử Tổng thống tháng 12/2012 vừa rồi và bà cũng là Tổng thống nữ đầu tiên của Hàn Quốc. Giới chính trị toàn thế giới đánh giá đây như một bước tiến vượt bậc cho một đất nước vốn vẫn theo chuẩn mực truyền thống đối với vai trò người đàn ông trong xã hội. Người đàn bà đặc biệt này trước khi đặt chân lên đỉnh cao vinh quang ngày hôm nay cũng đã trải qua một thời gian khó khăn chính bởi thân phận xuất thân cũng rất đặc biệt của mình.


Ảnh minh họa

 

Bà Park xuất thân trong một gia đình với bố là cựu Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung Hee. Từ bé bà và hai em đã sống trong Dinh Tổng thống (Nhà xanh) cũng bởi lý do đó mà người ta nói đến việc bà đắc cử Tổng thống cũng chính là trở lại ngôi nhà quen thuộc của mình. Hoàn tất giai đoạn học phổ thông, bà Park đăng ký học tại Đại học Sogan ( Seoul ) vào năm 1970 với chuyên ngành cơ khí điện tử - một không được phụ nữ thời đó ưa chuộng. Sau khi tốt nghiệp, bà Park sang Pháp vào đầu năm 1974 để tục việc học cho đến khi bi kịch liên tiếp xả đến với gia đình bà. Mẹ bà, bà Yuk Young Soo đã bị qua đời sau một âm mưu ám sát nhằm vào ông Park Chung Hee. Bà thay thế mẹ đảm nhiệm vai trò một đệ nhất phu nhân cho đến khi cha bà bị chính giám đốc tình báo bắn chết vào năm 1979.

 

Bà Park thu mình khỏi sự chú ý của công chúng trong 18 năm sau đó, giai đoạn bà phải chịu đựng sự phản bội từ nhiều cấp dưới thân cận của cha mình. Cuối năm 1997, bà tham gia chính trường trở lại và trở thành đảng viên Đảng Đại dân tộc (GNP) - tiền thân của Đảng Thế giới mới cầm quyền ngày nay - và ủng hộ chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Lee Hoi Chang. Tháng 4 năm sau, bà trở thành nghị sĩ đại diện vùng Daegu và nhanh chóng thăng tiến trong nội bộ đảng. Khi đề xuất cải cách chính trị của bà Park bị đảng mình bác bỏ vào năm 2001, bà rút khỏi đảng GNP và thành lập một đảng mới. Cũng trong thời gian này, bà đến thăm CHDCND Triều Tiên vào tháng 5-2002 và gặp gỡ chủ tịch Kim Jong Il.

 

Bà Park tái gia nhập đảng GNP sau khi những kêu gọi cải cách trước đây được đáp ứng. Bà nhanh chóng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình sau nhiều chiến thắng vang dội trong các cuộc bầu cử quốc hội, khiến bà được mệnh danh là “nữ hoàng bầu cử”. Trên nghị trường, bà được đánh giá là một chính trị gia trân trọng các nguyên tắc và lòng tin. 


Ngay sau khi đắc của Tổng thống, bà Park phát biểu trước báo giới rằng bà cam kết sẽ thực hiện ba lời hứa danh dự của mình như một lời xin lỗi của bà về những lỗi lầm trước đây của bố mình, ông Park Chung Hee. Trước tiên là vấn đề an ninh với Triều Tiên, bà cho biết sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại linh hoạt với Triều Tiên đồng thời sẵn sàng gây dựng lòng tin với Bình Nhưỡng. Tiếp theo đó là khôi phục tăng trưởng nền kinh tế Hàn Quốc và cuối cùng bà tuyên bố sẽ “lập thân” với đất nước và cam kết sẽ chỉ nghĩ đến hạnh phúc của nười dân.

 

Tổng bí thư Trung Quốc – Tập Cận Bình

 

Một gương mặt lãnh đạo mới được kỳ vọng nữa cũng đến từ khu vực Đông Á nhưng khác với hai gương mặt trước đó là vị lãnh đạo mới này đắc nhiệmtrong hoàn cảnh đất nước khá thuận lợi. Ông là lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Tân Tổng bí thư của Trung Quốc Tập Cận Bình.


Ảnh minh họa


 

Ông Tập sinh năm 1953 trong một gia đình ưu tú. Là con trai của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, ông Tập trải qua những năm 1950 trong cuộc sống no đủ, với căn nhà tiện nghi, những chiếc xe có tài xế riêng, những trường học tốt nhất, khi mà hầu hết người Trung Quốc còn nghèo. Tuy nhiên, ông Tập Trọng Huân bị mất chức vào năm 1962. Sau đó, Tập Cận Bình bị đưa tới vùng nông thôn ở tỉnh Thiểm Tây vào năm 1969, một phần trong chiến dịch của cố chủ tịch Mao Trạch Đông với việc đưa các trí thức trẻ ở đô thị về các vùng quê thời Cách mạng Văn hóa.

 

Sau nhiều gian khổ, ông Tập vào đảng năm 1974 và rồi theo học trường đại học Thanh Hoa danh tiếng.  Sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa với tấm bằng kỹ sư hóa học, Tập bắt đầu làm việc với tư cách thư ký của Bộ trưởng Quốc phòng Geng Biao.Nhưng bước ngoăt trong sự nghiệp của ông thực sự bắt đầu khi ông chuyển tới thị trấn nghèo Chính Định, tỉnh Hà Bắc và bắt đầu sự nghiệp chính trị với vị trí phó bí thư huyện ủy. Vài tháng sau, ông được thăng chức bí thư, và nhờ những thành công đạt được trong suốt thời gian lãnh đạo Chính Định, tới năm 1985, Tập được cất nhắc sang vị trí phó thị trưởng tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Sau đó, ông Tập có được vị trí lãnh đạo cao nhất tại tỉnh láng giềng Chiết Giang rồi bí thư thành ủy Thượng Hải năm 2007, Phó Chủ Tich Trung Quốc (2008), ngoài ra ông còn là thành viên trong ban bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đứng đầu trường Đảng. Và đỉnh cao của vinh quang là việc ông trở thành Tổng Bí Thư của Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012 vừa qua.


Trịnh Quân - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc