(VnMedia) - Báo chí Trung Quốc hôm qua (15/1) rầm rộ đưa tin, nước này vừa đưa tàu Hải tuần 21 có bãi đáp trực thăng ra Biển Đông. Con tàu này đã khởi hành từ thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải
Tàu Hải tuần 21 đang hướng tới cái gọi là "thành phố Tam Sa" |
Con tàu dài 93,2m này đã nhổ neo vào lúc 16 giờ chiều qua theo giờ địa phương sau một buổi lễ khởi hành được tổ chức khá hoành tráng.
Được hạ thủy năm 2002, tàu Hải tuần 21 là tàu tuần tra cỡ lớn đầu tiên thuộc sự quản lý của Cơ quan An toàn Hàng hải Hải Nam. Hải tuần 21 thuộc loại chuyên đi đại dương và có bãi đáp cho trực thăng. Con tàu này có tầm hoạt động tối đa mà không cần tiếp nhiên liệu trong vòng 4.000 hải lý (7.408 km) và có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 40.74 km/h.
Theo báo chí Trung Quốc, tàu Hải tuần 21 đang hướng tới cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Đây là thành phố mà Trung Quốc vừa thành lập một cách bất hợp pháp ở Biển Đông hồi tháng 7 năm ngoái.
Bắc Kinh đã ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền ở đây, Trung Quốc còn đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” này. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc triển khai tàu Hải tuần 21 ra Biển Đông khiến nhiều người lo ngại bởi sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu áp dụng luật gây tranh cãi, trong đó cho phép cảnh sát nước này chặn và bắt giữ tàu thuyền các nước khác ở vùng tranh chấp từ ngày 1/1. Người ta đang đặt ra câu hỏi, liệu có phải tàu Hải tuần 21 được đưa đến cái gọi là “thành phố Tam Sa” để thực thi điều luật phi pháp nói trên.
Luật mới mà Trung Quốc đưa ra đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội không chỉ từ những nước có tranh chấp ở Biển Đông mà còn từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Ý kiến bạn đọc