(VnMedia) - Một hạm đội tàu chiến thuộc Lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã khởi hành từ cảng quân sự ở thành phố Thanh Đảo, phía đôngTrung Quốc, để thực hiện một loạt cuộc tập trận ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, tờ Tân Hoa xã trích các nguồn tin quân sự hôm qua (30/1) tiết lộ.
Hạm đội tàu chiến trên gồm tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo và hai tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài, Diêm Thành. Các tàu này đều thuộc Hạm Đội Bắc Hải Trung Quốc. Xuất phát từ cảng quân sự ở Thanh Đảo trong buổi sáng sớm ngày hôm qua, 3 tàu chiến Trung Quốc mang theo 3 chiếc trực thăng.
Hạm đội 3 tàu chiến Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện hơn 20 bài diễn tập các loại, trong đó có diễn tập đối đầu trên biển, chiến đấu di động xa bờ, thực hiện các nhiệm vụ thi hành pháp luật và chỉ huy hải quân ngoài khơi xa.
Theo các nguồn tin quân sự Trung Quốc, 3 tàu của họ sẽ tập trận ở một loạt vùng biển gồm biển Hoàng Hải, Biển Đông, biển Hoa Đông, Eo biển Miyako, Kênh đào Bashi và vùng biển phía đông Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Như một phần của đợt huấn luyện ngoài khơi xa, những chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận đối đầu trên biển kéo dài 4 giờ đồng hồ ở biển Hoàng Hải với một hạm đội khác của quân đội Trung Quốc. Đây là hạm đội đang trên đường hướng tới ngoài khơi Somali để làm nhiệm vụ bảo vệ, hộ tống các tàu thuyền của Trung Quốc.
Hạm đội của Hải quân Trung Quốc cũng sẽ tiến hành các cuộc tập trận được lên kế hoạch từ trước ở vùng biển Hoa Đông. Trung Quốc cho biết, năm ngoái, họ đã tổ chức 7 cuộc tập trận như thế này, mỗi lần đều có sự tham gia của hơn một nửa tá tàu nổi và một số lượng không xác định tàu ngầm. Các cuộc tập trận này phản ánh tham vọng của Trung Quốc trong việc xây dựng một lực lượng hải quân có thể hoạt động xa bờ.
Nguồn tin trên Tân Hoa xã không tiết lộ cụ thể các bài diễn tập của 3 tàu Hải quân Trung Quốc ở các vùng biển khác, trong đó có Biển Đông.
Cuộc tập trận của các tàu chiến Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nước này đang có những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, đó là một cuộc tập trận bình thường được đặt trong kế hoạch huấn luyện hàng năm của Hải quân nước này.
Trung Quốc cũng cho biết, hạm đội của họ sẽ tiến hành các bài diễn tập ở những vùng biển mà tàu thuyền nước này thường xuyên đi tuần tra.
Ông Tian Zhong, chỉ huy hạm đội, cho biết, việc tiến hành những cuộc tập trận ở vùng lãnh hải quốc tế là hoạt động bình thường của hải quân các nước trên thế giớivà đây là một phần trong các nỗ lực thường xuyên của Trung Quốc nhằm nâng cao năng lực chiến đấu cho Lực lượng Hải quân.
Tàu Yên Đài và Diêm Thành nằm trong số những tàu hộ vệ tên lửa mới nhất của Trung Quốc. Hai con tàu này được đưa vào hoạt động trong Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc lần lượt trong hai năm 2011 và 2012. Cả hai đều có trọng tải 4.050 tấn.
Việc Trung Quốc tiến hành một loạt cuộc tập trận chiến đấu ở trên những vùng biển tranh chấp như Biển Đông và biển Hoa Đông đã làm đốt nóng thêm căng thẳng trong khu vực. Đáng lo ngại nhất là cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cả hai đang có những bước leo thang nghiêm trọng như đưa chiến đấu cơ ra đối đầu với nhau ở vùng trời trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Cuộc tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh giờ đây không chỉ “nóng” trên mặt biển mà còn “bốc khói mù mịt” cả ở trên trời. Nhiều người đã lo ngại đến viễn cảnh về một cuộc xung đột quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.
Tuy nhiên, ngoài những diễn biến căng thẳng liên tiếp gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản cũng bắt đầu có những bước đi nhằm làm dịu tình hình. Nhật Bản mới đây đã phái cựu Thủ tướng thân Trung Quốc - Tomiichi Murayama đến gặp gỡ với Ngoại trưởng Trung Quốc để bàn về mối quan hệ song phương. Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cam kết sẽ củng cố mối quan hệ Trung-Nhật.
Quan hệ Trung-Nhật đang ở “giai đoạn quan trọng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi hôm qua đã phát biểu như vậy. Theo ông này, “hai bên nên có một thái độ trách nhiệm đối với lịch sử, xử lý đúng đắn vấn đề quần đảo Điếu Ngư và nỗ lực cùng cải thiện, phát triển quan hệ Trung-Nhật”.
Mặc dù Bắc Kinh liên tục kêu gọi đối thoại về vấn đề tranh chấp lãnh thổ hiện nay nhưng nước này chưa hề cử một phái đoàn nào sang Nhật Bản cũng như chưa trả lời đề nghị của
Ý kiến bạn đọc