Trang tin www.wantchinatimes.com của Đài Loan hôm nay 22/12 dẫn nội dung bài phân tích nói trên cho hay dù có thể kháng cự một cuộc tấn công của Mỹ trong suốt giai đoạn đầu của một cuộc chiến, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Mỹ và các đồng minh trong một cuộc chiến tiêu hao sinh lực.
Những biện pháp đáp trả điện tử cũng sẽ vô hiệu hóa tên lửa DF-21 của Trung Quốc được cho là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ. Bài phân tích nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ ở Đông Á.
Cũng theo bài phân tích, Trung Quốc khó đánh bại Mỹ ngay khi cuộc chiến xảy ra gần bờ biển của họ và cũng sẽ không thể thay thế Mỹ ở tây Thái Bình Dương, dù Bắc Kinh có thêm hai tàu sân bay vào trước năm 2020.
Trung Quốc đang nỗ lực tăng số tàu ngầm của mình từ 60 lên 75, nhưng giới phân tích từ trung tâm nói trên vẫn nghi ngờ khả năng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Họ chỉ ra rằng tàu ngầm Trung Quốc không đủ sức để bảo vệ nhóm tàu sân bay. Bên cạnh đó, hệ thống máy tính điều khiển DF-21 đến mục tiêu có thể bị Mỹ can thiệp, nên những lựa chọn khác như tên lửa đạn đạo cũng sẽ không hiệu quả.
Ngoài ra, Trung Quốc đang bị Mỹ và các nước đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương bao vây. Do đó, bài phân tích khẳng định Trung Quốc không thể trở thành siêu cường biển thật sự dù nước này có khả năng phát triển tàu chiến đạt tiêu chuẩn cao.
Trung Quốc thường khoe khoang các loại vũ khí của họ có tính năng ngang bằng với Mỹ và vượt trội so với Nga nhưng trên lĩnh vực không quân chiến lược thì chỉ có Nga và Mỹ là “ngồi chiếu trên”, còn Trung Quốc vẫn chỉ là “kẻ chầu rìa”.
Hiện nay, Mỹ đang sở hữu 228 chiếc máy bay ném bom chiến lược với thời hạn sử dụng tương đối dài (B–52 là 2044, B–1 là 2038 và B–2 là 2058). 2 loại máy bay thế hệ trước là B–52 và B–1 có ưu điểm là tầm hoạt động xa, mang theo lượng bom đạn lớn nhưng rất dễ bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không đất đối không của đối phương, mà sử dụng máy bay ném bom tàng hình B–2 chỉ phù hợp khi tác chiến ban đêm.
Kế hoạch ban đầu, Mỹ muốn giảm số lượng B–52 xuống còn 56 chiếc (trong đó 44 chiếc được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu bình thường), số lượng B–1 cũng sẽ giảm xuống còn 32 chiếc, trang bị thêm 24 vũ khí tiến công chính xác, có khả năng cơ động tiến công các mục tiêu mặt đất xa hơn 2000km và trở về căn cứ trong vòng 2,5h mà chỉ cần tiếp dầu 1 lần.
Công tác cải tạo, nâng cấp các loại hiện đang sử dụng đã được triển khai toàn diện, Mỹ đã trang bị hệ thống thông tin và thiết bị điện tử hoàn thiện để 162 máy bay loại B–52 và B–2 có khả năng sử dụng được tất cả các loại vũ khí tiến công chính xác không đối đất hiện có.
Từ năm 2008 – 2010, Mỹ đã triển khai nghiên cứu, phát triển loại máy bay ném bom tầm trung B–3 có bán kính tác chiến là 3200km, trọng lượng không tải 12,7 tấn. Kế hoạch ban đầu đến năm 2018 sẽ hoàn thành nhưng hiện dự án đang dậm chân tại chỗ nên đầu tháng 12 vừa qua, không quân Mỹ đã thay đổi kế hoạch, nâng cấp toàn bộ 66 máy bay ném bom B-1 để kéo dài thời hạn sử dụng đến năm 2025.
Cho đến nay, lực lượng không tầm xa chiến lược của Nga có 138 máy bay, bao gồm: 14 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–160 “BlackJack”, 56 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–95MS, 66 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu–22M3 “Backfire C”, 2 chiếc máy bay trinh sát chiến lược Tu–22MP.
Xét về khả năng tác chiến, hiệu quả tác chiến của lực lượng không quân tầm xa chiến lược của Nga đạt khoảng 30% (với các đầu đạn thường) và 50% (với các đầu đạn hạt nhân).
Trong “Kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị trước năm 2015”, Nga sẽ tiến hành nâng cấp toàn diện các loại hiện đang sử dụng, dự kiến trước năm 2016 sẽ hoàn thành việc cải tiến kỹ thuật cho khoảng 18% máy bay ném bom chiến lược và đến trước năm 2021, tỷ lệ này sẽ được nâng lên thành 86%.
Nhận thức được sự yếu kém của lực lượng không quân Nga, sau khi trở lại điện Kremlin, ông Putin đã tuyên bố từ nay đến năm 2020 sẽ dành ngân sách 4000 tỷ Rup, tương đương 123 tỷ USD (bằng 1/5 tổng ngân sách quốc phòng) để nâng sức mạnh không quân Nga lên một tầm cao mới.
Sáu tháng đầu năm nay, sau khi khôi phục các chuyến bay tuần tra đường dài của máy bay ném bom TU-95, Nga đã liên tiếp công khai một loạt kế hoạch nhằm nâng cao sức mạnh không quân chiến lược.
Tháng 2 năm nay, Moscow tuyên bố từ nay đến năm 2020 sẽ nâng cấp toàn diện 10 chiếc máy bay ném bom chiến lược TU-160, trang bị hệ thống vũ khí, trang thiết bị hàng không và vô tuyến điện tử mới để cho ra đời phiên bản TU-160M.
Đặc biệt họ sẽ trang bị thêm tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa (1 trong 2 loại Kh-101 hoặc 102) để nâng sức mạnh của nó lên gấp đôi TU-160.
Tiếp theo, trong tháng 3, Nga cũng bắt đầu tiến hành nâng cấp 30 chiếc TU-22M3 thành loại TU-22M3M, hạng mục nâng cấp này sẽ hoàn thành cùng thời điểm với hạng mục cải tiến TU-160.
Nga cũng có kế hoạch sang năm 2013 sẽ tân trang lại toàn bộ 56 chiếc TU-95MS lên chuẩn MSM, các hạng mục chủ yếu là trang bị hệ thống thông tin, điều khiển và hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS, thay thế tên lửa cũ bằng tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 (tên Nga là X-101) mang đầu đạn hạt nhân. Dự kiến kế hoạch nay sẽ hoàn thành trước năm 2025, kéo dài thời hạn sử dụng TU-95 đến ít nhất là năm 2040.
Còn Trung Quốc thì không đáng để so sánh, hiện họ đang sở hữu 2 loại tên lửa hành trình chống hạm YJ-62, YJ-82 và loại “tự phong” là tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không KD-88.
Thế nhưng, tầm bắn của KD-88 chỉ vẻn vẹn 120km, tiệm cận với AGM-84 SLAM của Mỹ và Kh-59M của Nga (đều 130km), mà đây là các loại tên lửa Nga và Mỹ chỉ trang bị cho các máy bay ném bom chiến thuật (tiêm kích bom, cường kích).
YJ-62, YJ-82 cũng có thể dùng làm tên lửa không đối đất nhưng trong 2 loại này, YJ-82 (bản xuất khẩu là C-802) có tầm bắn 120km, YJ-62 (bản xuất khẩu là C-602) có tầm bắn xa nhất trong các loại tên lửa hành trình trung Quốc cũng chỉ đạt hơn 400km, còn kém xa loại tên lửa Kh-555 trên máy bay TU-22M3 với tầm bắn 2000km, hơn nữa, các tên lửa này không có đầu đạn hạt nhân nên uy lực sát thương chẳng đáng là bao.
Ngay cả khi thế hệ H-10 (phiên bản nội địa của TU-22M3) trang bị phiên bản phóng từ trên không của tên lửa đạn đạo DF-21 (tầm bắn trên 1500km) được đưa vào sử dụng cũng vẫn không sánh được với TU-22M3M Nga vừa nâng cấp với tên lửa Kh-555 cải tiến.
Cùng với sự yếu kém của tên lửa tấn công, các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có bán kính tác chiến chưa tới 3000km nên dù có muốn họ cũng chẳng chạm tới “gấu áo” của Mỹ, may ra thì vươn tới được Guam. Các chuyên gia quân sự dự tính cho đến năm 2030, Trung Quốc không có cách nào đuổi kịp Nga, Mỹ.
Cho đến khi đó, lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Trung Quốc vẫn còn một lỗ hổng lớn, ngày mà Bắc Kinh có đủ uy lực răn đe toàn cầu ít nhất của phải tới năm 2050.
Ý kiến bạn đọc