Thế giới bất lực trước các vụ thảm sát đẫm máu

19:27, 23/12/2012
|
(VnMedia) - Những khung cảnh gây bàng hoàng dư luận diễn ra tại trường tiểu học Sandy Hook, Mỹ vào Thứ Sáu tuần trước (14/12), ghi thêm một cái tên nữa vào danh sách các thị trấn bị tổn thương nặng nề về thảm họa súng tại quốc gia này.
 
Các cộng đồng dân tại vùng Aurona, Colunbine và Newtown đang đứng trước một cuộc tranh luận cảm xúc sâu sắc về quyền mang vũ khí – một thứ quyền được ghi nhận trong chính Hiến pháp Mỹ.
 
Trong khi một vài người nhìn nhận thương vong của 20 trẻ em trong vụ thảm sát vừa qua như là minh chứng đòi hỏi cần phải có cải cách trong kiểm soát súng triệt để, thì một số khác lại cho rằng việc kiểm soát súng không phải là giải pháp tốt để ngăn chặn các vụ thảm sát mà ngược lại là cần có thêm nhiều súng hơn nữa. Kết quả là nước Mỹ thường xuyên phải đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung nhằm thỏa mãn cả hai nhóm quan điểm đối lập nhau này.
 
Tuy thế, bạo lực súng xét cho cùng đâu phải là vấn đề của riêng nước Mỹ. Từ Scotland đến Tasmania, các cộng đồng dân ở đây cũng từng chứng kiến những cảnh tượng kinh hoàng tương tự. Nhưng một điều Mỹ có thể nhìn nhận ở các nước  này là: các vụ thảm sát ở những nơi này có thể coi là chất xúc tác cực mạnh cho những sự thay đổi quan trọng trong Luật kiểm soát súng.
 
Vậy hãy xem các nước có những giải pháp gì để ngăn chặn các vụ thảm sát thương tâm bằng súng:

Anh 
 
Mặc dù việc sở hữu và sử dụng súng tại Anh được hạn chế tương đối nhưng quốc gia này cũng đã từng phải chứng kiến một vài cuộc xả súng hàng loạt trong suốt 25 năm qua.
 
Vào ngày 19/8/1987, sát nhân 27 tuổi, Michael Ryan tiến hành một cuộc thảm sát đẫm máu chỉ trong một vài giờ đồng hồ ở thị trấn miến Nam nước Anh Hungerford, Berkshire.
 
Hắn trang bị một khẩu súng lục, lựu đạn và một súng trường tự động gây ra cái cái chết cho 16 người và làm bị thương hơn 12 người khác. Khi bị cảnh sát truy đuổi đến tòa nhà đại học trong thị trấn, hắn đã tự sát.
 
Trước sự kiện vụ thảm sát tại Hungerfold, nước Anh đã đưa ra một bộ luật mới – bản sửa đổi luật về hành động sử dụng súng năm 1988 – trong đó qui định bắt buộc phải đăng kí việc sở hữu súng ngắn và cấm vũ khí bắn tự động và nạp đạn kiểu bơm.
 
9 năm sau đó, vào ngày 13/3/1996, Thomas Hamilton, 43 tuổi, xông vào một trường học tại thành phố xinh đẹp Dunblane ở Trung tâm Scotland và bắt đầu xả súng kinh hoàng khiến 16 em học sinh 5-6 tuổi và giáo viên thiệt mạng.
 
Một lần nữa chính phủ nước này lại đưa ra một bản sửa đổi luật về sử dụng súng năm 1997 - được thông qua hiệu quả với việc cấm sở hữu cá nhân các khẩu súng ngắn ở Anh. Sự việc này được theo ngay sau đó bởi một chiến dịch rất thành công bao gồm một bản kiến ​​nghị được giao cho chính phủ với gần 750.000 chữ ký.
 
Nước Anh bị chấn động bởi một vụ thảm sát khác trong tháng 6 năm 2010 khi một tay súng đơn độc, có tên Derrick Byrd, giết chết 12 người và làm bị thương gần 30 người khác sau khi xả súng gần bốn giờ ở nông thôn Cumbria, miền bắc nước Anh. Sau một cuộc săn lùng vất vả, cảnh sát đã tìm thấy thi thể của người lái xe taxi 52 tuổi cùng với hai khẩu súng trường uy lực, một khẩu còn được trang bị với một cái nhìn kính thiên văn. Tên sát nhân đã tự kết liễu chính mình.Cảnh sát cũng đang điều tra 30 vụ tội phạm khác cùng thời điểm này.
 
Bi kịch một lần nữa đặt ra câu hỏi về hiệu quả của pháp luật súng của Anh sau khi nó đã được tiết lộ Byrd đã được cấp phép mang súng. Quá trình xin cấp giấy phép liên quan đến việc được hiệu đính bởi cảnh sát cũng như bác sĩ đánh giá sức khỏe của người nộp đơn để sở hữu vũ khí.
 
Phần Lan

Phần Lan từ lâu đã có truyền thống mạnh mẽ về săn bắn và có một tỷ lệ cao về  sở hữu súng, với 1,5 triệu súng thuộc sở hữu trong một quốc gia có dân số trên 5.000.000 người, theo số liệu của chính phủ.

Kiểm soát súng cũng đã khá thoải mái hơn ở đây. Gần đây, bất cứ ai từ 15 tuổi trở lên đã có thể xin cấp một giấy phép sử dụng súng nếu họ đưa ra một lý do hợp lệ như thành viên của một câu lạc bộ súng.

Mặc dù tội phạm về súng là rất hiếm, đất nước này cũng đã phải hứng chịu hai thảm họa lớn tại các trường học trong những năm gần đây.

Vào ngày 7/11/2007, một thiếu niên đã nổ súng với khẩu súng ngắn tại trường trung học của hắn ở thị trấn phía nam của Tuusula, Phần Lan, giết chết tám người trước khi tự chĩa súng bắn vào chính mình.

Cảnh sát cho biết tất cả các nạn nhân của tên sát thủ 18 tuổi Pekka-Eric Auvinen  đều có nhiều vết thương tập trung ở các phần trên cơ thể và đầu. Khoảng 69 vỏ đạn đã được tìm thấy tại hiện trường và còn hơn 320 viên đạn chưa sử dụng .

Auvinen chưa có tiền án tiền sự trước đó, đã được cấp giấy phép cho vũ khí vào tháng trước. Đáng lưu tâm là hắn coi việc tập bắn súng ở một trung tâm địa phương như là một sở thích, cảnh sát cho biết.

Các nhà chức trách cho biết Auvinen được cảnh sát mô tả trước đó là một kẻ cô đơn và chống đối xã hội, đã đăng một loạt video chuyên về súng trên YouTube, với một vài ám chỉ về cuộc tàn sát sẽ thực hiện ở chính trường cấp 3 Jokela.

Năm sau vào ngày 23/9, đất nước này tiếp tục bị một phen rúng động bởi thông tin về một vụ xả súng hàng loạt. Trong suốt 90 phút, 10 người bị bắn chết khi tên sát nhân Matti Juhani Saari, đeo mặt nạ trượt tuyết trong dáng vẻ bất cần đã điên cuồng xông vào khuôn viên Đại học quản trị  Du lịch – Khách sạn của thành phố Kauhajoki thuộc miền Tây nam Phần Lan.

Tên sát thủ 22 tuổi sau đó đã chết trong bệnh viện bởi một vết thương nặng ở đầu do chính mình gây ra.

Đáng lo là cảnh sát tiết lộ Saari đã bị thẩm vấn vài ngày trước do tung đoạn video bạo lực được đăng tải trên Internet ghi lại cảnh hắn sử dụng một khẩu súng. Tuy vậy, đã không có bất cứ xử phạt nào được thực hiện bởi hắn đã có giấy phép và không bị cho là vi phạm pháp luật.

Trước sự gia tăng của các vụ nổ súng, chính phủ Phần Lan ban hành hướng dẫn mới về việc sử dụng vũ khí, đặc biệt là súng ngắn, súng lục ổ quay. Người xin cấp giấy phép sử dụng súng ngắn được yêu cầu chứng minh được họ là các thành viên tích cực của câu lạc bộ súng trong một năm và được hiệu đính bởi bác sĩ và cảnh sát của họ.

Tuổi tối thiểu để mua giấy phép vũ khí nòng ngắn đã được nâng lên đến 20 và 18 cho súng săn. Giấy phép có giá trị trong một khoảng thời gian năm năm trước khi được xem xét lại.

Úc

Với cương vị là nhà lãnh đạo, Thủ tướng Úc khi đó ông John Howard đưa ra cải cách pháp luật  kiểm soát súng ở Úc chỉ 12 ngày sau khi 35 người chết dưới bàn tay của tay súng sử dụng súng trường quân đội bán tự động tại một điểm du lịch phổ biến ở Tasmania vào ngày 28/4/1996.

ước làn sóng lo sợ của dân chúng được biết đến như cuộc thảm sát Arthur Port, bước tiến trong vấn đề kiểm soát súng chặt chẽ hơn được chỉ đạo bởi ông Howard, người đã nhậm chức chỉ bảy tuần trước đó, đã phải thốt lên rằng đây là hành động gây sốc và vô nhân đạo nhất mà ông đã từng chứng kiến trong lịch sử.
 
Đích thân ông đã tiến hành một chiến dịch nhằm phản đối súng trên khắp đất nước, với bước đầu đàm thoại với một đám đông biểu tình đầy hiếu chiến mặc áo khoác chống đạn theo chủ nghĩa ủng hộ súng. Ông cũng giám sát thành công một kế hoạch “mua lại” khoảng 650.000 khẩu súng ra khỏi lưu thông.

Tám tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc sau đó chấp hành về luật giải quyết vụ thảm sát hàng loạt theo đó súng trường cỡ nòng cao và súng ngắn đã bị cấm, việc cấp giấy phép cũng được thắt chặt và các loại vũ khí còn lại phải được đăng ký theo tiêu chuẩn thống nhất  của quốc gia - một thành tích được nhiều người trong nước coi là di sản để đời của Thủ tướng Howard.

Úc đã được so sánh với Hoa Kỳ về "tâm lý biên giới". Nhưng điểm khác với Mỹ là, ở Úc việc mang vũ khí không được qui định trong Hiến Pháp, tỷ lệ sở hữu súng tương đối thấp và nền văn hóa súng đạn kiểu Mỹ không phổ biến trong xã hội Úc - các băng nhóm tội phạm hoạt động đáng chú ý nhất tập trung tại hai thành phố lớn là Sydney và Melbourne.

Trịnh Quân - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc