(VnMedia) - Trung Quốc vừa tiếp tục khuấy đảo sóng gió ở Biển Đông bằng việc đưa ra một luật mới cho phép cảnh sát được chặn và bắt giữ tàu thuyền “đi lại bất hợp pháp” trong phần lớn vùng lãnh hải ở Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền của mình.
Khi mà cộng đồng thế giới trông chờ Trung Quốc, với tư cách một cường quốc mới nổi và cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, trưởng thành hơn và xứng đáng với vị trí lãnh đạo trên trường quốc tế thì chính sách ngoại giao mập mờ, khó hiểu và thiếu nhất quán của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây rối loạn và làm leo thang căng thẳng trên khắp khu vực. Đây là nhận định của tờ South China Morning Post (Bưu điện Buổi sáng Hoa
Việt Nam và Philippines – hai nước có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc, đều đã lên tiếng phản đối gay gắt quy định mới mà tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa đặt ra. Ấn Độ - nước đang cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông với Việt
"Luật mới thực sự không rõ ràng đối với hầu hết các nước. Cho đến khi chúng tôi chưa thực sự hiểu những quy định đó có ý nghĩa gì thì chúng tôi chưa thể bình luận. Trước hết, chúng tôi cần Trung Quốc làm rõ về luật đó, về phạm vi, về mục đích và tầm bao phủ của luật này”, Đại sứ Mỹ tại thủ đô Bắc Kinh – ông Gary Locke tuần trước đã nói như vậy.
Thực tế về việc một chính phủ địa phương có thể đơn phương làm trầm trọng thêm một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất đã cho thấy sự rối loạn và đầy nguy cơ tiềm năng trong quá trình lập chính sách của Trung Quốc trong lĩnh vực này, các nhà phân tích nhận định.
"Nó cho thấy chính sách ngoại giao của Trung Quốc thực sự rối loạn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông”, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
Theo một báo cáo của Nhóm Khủng khoảng Quốc tế (ICG) đưa ra hồi năm nay, không ít hơn 11 thực thể chính quyền địa phương – từ cơ quan du lịch đến hải quan, có thể đóng một vai trò trong tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Theo ICG, tất cả đều có khả năng hành động, gây ra những rắc rối ngoại giao. Đó chính xác là điều đã xảy ra trong trường hợp của tỉnh Hải
Tuy nhiên, khi bị truy hỏi dồn dập, ông Wu lại nói, do ông này không phải là một thành viên trong hội đồng địa phương nên ông không chắc là liệu Bắc Kinh trên thực tế đã được trình xem luật trên trước khi nó được đưa vào áp dụng chính thức hay chưa.
Một nhân tố phức tạp trong việc tranh giành đòi chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc là nước này bản thân cũng để yêu sách đường 9 đoạn của họ thực sự mập mờ. Đường 9 đoạn xâm lấn vào một loạt vùng lãnh hải, lãnh thổ của Việt
Ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về Biển Đông thuộc trường Đại học New South Wales ở Australia, cho biết, trong 26 hội thảo quốc tế mà ông từng tham gia trong 2 năm qua, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các học giả Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò nhưng không có câu trả lời rõ ràng nào được đưa ra.
"Không ai ở Trung Quốc có thể nói chính xác đường lưỡi bò có nghĩa gì. Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền ở một khu vực mà không ai biết. Bản thân nó đã mập mờ”, ông Thayer cho biết.
Theo lập luận của một số nhà phân tích, sự mập mờ trên tạo cho Bắc Kinh một khoảng trống để nước này có thể thỏa hiệp nếu các cuộc tranh chấp leo thang.
Ý kiến bạn đọc