Lo ngại về Trung Quốc cộng thêm với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, các nước Đông Nam Á đang mạnh tay mua sắm vũ khí hạng nặng để bảo vệ những tuyến đường biển, cầu cảng cũng như các đường biên giới biển quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu và cung cấp nhiên liệu.
Những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã thúc đẩy
Thậm chí, cả những nước không có tranh chấp ở Biển Đông như Indonesia, Thái Lan và Singapore, họ vẫn tăng cường trang bị vũ khí bởi đối với những nước này, an ninh hàng hải là một điều hết sức quan trọng.
"Sự phát triển kinh tế đang giúp các nước Đông Nam Á có thêm động lực và khả năng để đầu tư vào quốc phòng nhằm bảo vệ các hoạt động đầu tư của họ, những tuyến đường biển và các vùng đặc quyền kinh tế. Xu hướng lớn nhất hiện giờ là đầu tư vào các hoạt động do thám và tuần tra hàng hải”, ông James Hardy, biên tập viên mảng Châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Quốc phòng IHS Jane's, nhận định.
Khi nền kinh tế Đông Nam Á bùng nổ, chi tiêu dành cho quốc phòng đã tăng 42% từ năm 2002 đến năm 2011. Đây là con số thống kê do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế
"Tàu ngầm là thứ vũ khí đáng nể. Chúng có thể gây tổn thất lớn mà không bị nhìn thấy hoặc phát hiện từ trước. Chúng có thể làm như vậy ở bất kỳ nơi đâu trong khu vực", ông Tim Huxley, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho hay.
Trong nhiều thập kỷ, phần lớn các nước Đông Nam Á đều chi rất ít cho hoạt động mua sắm vũ khí và các nước này hầu như chỉ trang bị súng và xe tăng nhỏ. Nguyên nhân là do, hầu hết các mối đe dọa đều ở trong nước và với một số nước, cái ô bảo vệ của Mỹ được cho là đủ để bảo vệ họ khỏi bất kỳ một cuộc tấn công tiềm năng nào từ nước ngoài.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc ngày càng phát triển, ngày càng mạnh về quân sự với nhiều hoạt động đầu tư trang bị vũ khí, các nước Đông Nam Á cũng bắt đầu tham gia vào “cuộc chạy đua” này. Danh sách mua hàng của các nước Đông Nam Á giờ đây tập trung vào những thứ vũ khí hiện đại, tinh vi. Hầu hết các nước trong khu vực là quốc gia duyên hải, vì vậy, họ tập trung cho hoạt động phòng không và phòng vệ trên biển.
Singapore đang đầu tư vào mua sắm máy bay chiến đấu F-15SG của tập đoàn Boeing Co của Mỹ và hai chiếc tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển để bổ sung cho 4 chiếc tàu ngầm Challenger và lực lượng không quân, hải quân mạnh mà nước này đang sở hữu.
Indonesia – một quốc gia rộng lớn gồm nhiều đảo và các tuyến đường biển với đường bờ biển dài 54.700km, hiện có 2 tàu ngầm và đang đặt mua thêm 3 chiếc mới từ Hàn Quốc. Nước này cũng đang hợp tác với các công ty Trung Quốc để sản xuất tên lửa chống hạm C-705 và C-802 sau khi bắn thử một tên lửa chống hạm Yakhont của Nga hồi năm ngoái.
Châu Á – thị trường hấp dẫn cho các tập đoàn xuất khẩu vũ khí
Với việc ngân sách của nhiều nước phương Tây đang gặp khó khăn, Châu Á đang trở thành thị trường béo bở cho các tập đoàn sản xuất vũ khí. Cả Lockheed Martin và Boeing đều mong đợi, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đóng góp 40% cho doanh thu xuất khẩu vũ khí của họ.
"Môi trường hàng hải ở Thái Bình Dương đang được sự quan tâm của tất cả mọi người”, ông Jeff Kohler – một Phó Chủ tịch của tập đoàn Boeing Defence, đã phát biểu như vậy tại Triển lãm hàng không Singapore hồi tháng Hai đầu năm.
Philippines – nước dựa 90% vào Mỹ trong vấn đề vũ khí, đang có kế hoạch bỏ ra 1,8 tỉ USD để nâng cấp vũ khí cho mình trong vòng 5 năm tới. Mục đích của
Thái Lan với lực lượng quân đội từng thực hiện 18 cuộc đảo chính thành công và thất bại từ năm 1932 đến giờ đang đóng tàu tuần tra do tập đoàn BAE Systems của Anh thiết kế. Trong 5 năm tới, Thái Lan có kế hoạch hiện đại hóa một tàu khu trục và mua một tàu khu trục mới.
Ý kiến bạn đọc