(VnMedia) - Mỹ hôm qua (22/5) đã kêu gọi các nước xây dựng một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về mặt pháp lý ở Biển Đông. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và
Theo ông Joseph Yousang Yun, một quan chức cấp cao phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Mỹ, thông điệp của Washington đã được chuyển đến các quan chức cấp cao của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong một cuộc họp ở Manila. Tại cuộc họp đó, Mỹ và ASEAN đã bàn về một loạt những vấn đề khu vực và song phương, trong đó có cả vấn đề an ninh hàng hải và Biển Đông.
Ông Yun cho rằng, một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa các quốc gia Châu Á có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông sẽ giúp tháo gỡ những căng thẳng hiện nay trong khu vực.
“Chúng tôi mong chờ ASEAN và Trung Quốc nỗ lực để sớm đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Điều này sẽ có lợi cho tất cả mọi người”, ông Yun – đại diện của
Theo lời ông Yun, cuộc đối đầu hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough không được đưa ra thảo luận trong cuộc họp giữa ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên,cả hai bên đều hy vọng các bên trong tranh chấp hiện nay sẽ tìm được một giải pháp hòa bình và cùng nỗ lực vì sự ổn định trong khu vực.
Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Khu vực biển này đang nằm trong tranh chấp giữa Trung Quốc và một loạt nước trong khu vực gồm Philippine, Việt
Lợi ích quốc gia của Mỹ
Mỹ không có tranh chấp lãnh hải nào ở Biển Đông. Tuy nhiên, siêu cường này tuyên bố, họ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo những cuộc xung đột ở khu vực được giải quyết thông qua con đường hòa bình.
Trong khi đó, Bắc Kinh cảnh báo
Với tư cách là cường quốc hàng đầu trong khu vực, Trung Quốc chỉ muốn giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh hải của họ trên cơ sở song phương, với từng nước nhỏ một. Điều đó sẽ giúp họ có lợi thế trong các cuộc tranh chấp.
Về phần mình, hiểu rõ sức mạnh hạn chế của mình trong cuộc đối đầu với cường quốc lớn như Trung Quốc, nhiều nước có tranh chấp ở Biển Đông đang có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay,
Trước những cuộc đối đầu liên tiếp xảy ra ở Biển Đông, năm 2002, ASEAN và Trung Quốc từng ký một thỏa thuận kêu gọi các bên có tranh chấp kiềm chế và dừng ngay các hoạt động chiếm đóng mới ở vùng tranh chấp. Tuy nhiên, thỏa thuận này thiếu tính ràng buộc về mặt pháp lý cũng như không có điều khoản nào quy định hình phạt dành cho những nước có hành vi xử sự không đúng mực. Đó là lý do khiến thỏa thuận năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc trở nên vô tác dụng và bất lực trước các hành động hiếu chiến ở Biển Đông trong thời gian qua.
Năm ngoái, sóng Biển Đông từng “sôi lên sùng sục” khi ba tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược xông vào cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Vào thời điểm đó, tàu Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt
“Cơn bão” mới nhất ở Biển Đông bắt nguồn từ sự kiện hôm 8/4, khi tàu chiến lớn nhất của Philippine thuộc lớp
Ý kiến bạn đọc