Bí ẩn những vụ tai nạn máy bay kinh hoàng

06:17, 12/05/2012
|

(VnMedia) - Vụ tai nạn máy bay vừa xảy ra tại Indonesia vừa qua khiến chúng ta nhớ lại những vụ tai nạn kinh hoàng đã từng xảy ra trong lịch sử, những vụ tai nạn bí ẩn, chưa tìm ra nguyên nhân.

Năm 1987, chuyến bay Nam Mỹ Airways Flight 295, một chiếc Boeing 747 bay tới Johannesburg từ Đài Loan đã bất ngờ đâm xuống Ấn Độ Dương một cách nhanh chóng chỉ sau khi phi công thông báo có khói ở cabin. Mặc dù các mảnh vỡ của chiếc máy bay đã được rửa sạch và đem ra kiểm định nhưng nguyên nhân khiến vụ tai nạn xảy ra vẫn không được phát hiện.

 

Năm 1994, chuyến bay Air Flight 427 của Mỹ đã đâm xuống Aliquippa, Pennsylvania trong cuộc hành trình từ biển West Palm, Florida. Giới chức đã xác định được một trong các nguyên nhân có liên quan đến bánh lái, nhưng lại không thể giải thích tại sao chiếc máy bay đột nhiên vụt lên và đâm xuống. Vụ tai nạn này cũng làm tất cả 132 người trên máy bay tử nạn.
 

Năm 1999, chiếc máy bay phản lực của Golfer Payne Stewart cũng bị tai nạn. Mặc dù các nhà điều tra cho rằng vấn đề mấu chốt là ở phần cabin nhưng lại vẫn không tìm ra nguyên nhân chính xác và cuối cùng đi vào bế tắc. Trước khi xảy ra tai nạn, phi công đã thông báo mất liên lạc. Về điều này, các nhà điều tra đưa ra giả thuyết có thể chiếc máy bay hết nhiên liệu và đâm xuống.

   

Tháng 1 năm 2008, chiếc Airways Boeing 777 của Anh đã đâm xuống sân bay Heathrow ở London (Anh). Vụ tai nạn này làm cho 19trên tổng số 152 người bị thương. Các nhà phân tích cũng đã xem xét vấn đề nhưng không giải thích được tại sao động cơ máy bay lại hết năng lượng khiến máy bay phải lao xuống mặt đất.

 
Gần đây nhất là vụ tai nạn siêu máy bay mới của Nga – Superjet-100 ở Indonesia . Máy bay này đã đột nhiên mất tích trên màn hình ra-đa của bộ phận kiểm soát không lưu sau khi nhận được thông báo xin giảm độ cao của cơ trưởng máy bay.

 

Sau một ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy tung tích của máy bay này khi các mảnh vỡ của nó nằm rải rác dọc từ đỉnh xuống sườn và chân núi lửa Salak tại độ cao gần 1.700m trên mực nước biển.

 

Một số chuyên gia hàng không và phi công có kinh nghiệm nhận định rằng, cơ trưởng chiếc Sukhoi Superjet-100 của Nga đã phạm sai lầm về độ cao khi cho máy bay hạ thấp xuống gần các chướng ngại vật, do đó đã khiến máy bay đâm vào đỉnh núi, vỡ vụn.

 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phỏng đoán ban đầu, các chuyên gia cho rằng phải mất hơn 1 năm quá trình điều tra nguyên nhân vụ tai nạn mới có thể kết thúc do “điều kiện phức tạp” của nơi xảy ra tai hoạ.


Đan Khanh - (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc