Tên lửa Ấn Độ còn cách xa Trung Quốc ... 10 năm

19:07, 29/04/2012
|

Trung Quốc dẫn trước Ấn Độ ít nhất 10 năm về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nên nên lửa Agni-5 mới thử nghiệm của Ấn Độ không đủ sức đe doạ Bắc Kinh.

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc ngày 27/4 dẫn nguồn tin từ báo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sau khi phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn Agni-5, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, Quân đội Ấn Độ có thể chế tạo tên lửa chống vệ tinh trên nền tảng này, không chỉ có thể mở rộng khu vực sát thương tiềm tàng, mà còn có thể có “khả năng kỳ lạ”, gồm chế tạo vũ khí chống vệ tinh, từ đó mở ra thời đại mới của lĩnh vực hàng không vũ trụ tên lửa của Ấn Độ.

 Ảnh minh họa

 
Theo báo Nga, ngày 19/4, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa xuyên lục địa Agni-5, bay ở độ cao 600 km, đã rơi xuống vùng biển dự kiến ở Ấn Độ Dương ngoài 5.000 km. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đã có thể sử dụng loại tên lửa này phóng vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo.
 
Độ cao quỹ đạo của đa số vệ tinh quân sự trong đó có vệ tinh do thám vào khoảng 300-800 km, vì vậy nhiệm vụ của các kỹ sư Ấn Độ là nghiên cứu chế tạo ra tên lửa có độ bay cao có thể đạt 800 km.
 
Trưởng thiết kế Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Saraswat cho biết, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu này trên nền tảng tên lửa Agni-5. Mặc dù không muốn quân sự hóa vũ trụ, nhưng Ấn Độ buộc phải có khả năng nhất định, ra sức phát triển sức mạnh hàng không vũ trụ.
 
Báo Nga cho rằng, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến việc phóng thử tên lửa Agni-5 của Ấn Độ và những nỗ lực của Ấn Độ trên phương diện tăng tầm phóng và độ bay cao của tên lửa.
 
Báo chí Đức bình luận, hiện nay cánh tay của Ấn Độ đã vươn ra rất dài, Trung Quốc có thể tạm thời còn chưa cảm giác thấy có mối đe dọa từ Ấn Độ.
 
Nhưng mặt khác, sự “bình tĩnh rất cao” này cũng rất thực tế, bởi vì thành tựu trên lĩnh vực này của Trung Quốc ít nhất dẫn trước Ấn Độ 10 năm.
 
Tầm phóng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc gấp đôi tên lửa Agni-5 của Ấn Độ.
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc quan tâm đến việc đưa tin của báo giới về việc Ấn Độ phóng tên lửa, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước đang phát triển, là đối tác chứ không phải đối thủ. Quan hệ Trung-Ấn hiện đang phát triển nhanh chóng và sẽ tiếp tục xu thế này.
 
Cựu Thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia-Viện Khoa học Nga Kekeshen (đọc âm Hán) nói với hãng Itar-Tass rằng, chế tạo và phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-5 là một thành tựu quan trọng của Ấn Độ, cho thấy sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ được cải thiện rất lớn.
 
Hoàn toàn có thể suy đoán, trong mấy năm tới Ấn Độ sẽ có khả năng chế tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, có thể tấn công các mục tiêu từ từ 10.000-11.000 km thậm chí xa hơn.
 
Ấn Độ cần thông qua quyết sách chính trị đặc biệt, chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạn xuyên lục địa. Hành động này của Ấn Độ có thể là để bước vào câu lạc bộ các nước lớn có tên lửa hạt nhân siêu cấp, sánh ngang với Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ấn Độ sẵn sàng lập hệ thống tên lửa bảo vệ thủ đô

Trong một diễn biến liên quan khác, đài BBC ngày 28/4 dẫn lời ông Vijay Kumar Saraswat - cố vấn khoa học cho Bộ trưởng Quốc phòng đồng thời là người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu Quốc phòng và Phát triển (OOIR) thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ - cho biết nước này đã sẵn sàng cho việc thiết lập hai vành đai phòng thủ tên lửa quanh thủ đô New Delhi.
 
Phát biểu trên truyền hình Ấn Độ, ông Saraswat nói: "Việc tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống chống tên lửa hủy diệt mục tiêu đầu đạn giả của tên lửa đạn đạo ở độ cao hơn 30 km hồi tháng Hai vừa qua đã cho phép xúc tiến thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ thủ đô New Delhi. Hai vòng phòng thủ tên lửa quanh New Delhi sẽ là một phần của hệ thống bảo vệ thủ đô chống lại các cuộc tấn công từ tên lửa và trên không".
 
Trong khi đó, Ấn Độ cũng bắt đầu phát triển tên lửa Agni-6 tầm bắn 6.000 km. Trong Hè này, Ấn Độ cũng đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa Nirbhay.


(tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc