(VnMedia) - Lãnh đạo quân đội Nga hôm qua (24/4) đã lần đầu tiên thừa nhận hiểm họa hạt nhân từ
Tướng Nikolai Makarov, Tổng tư lệnh Quân đội Nga nói với đài truyền hình RT rằng: “Hiểm họa luôn ở đó, bởi vậy chúng ta cần giám sát chặt chẽ tiến triển của chương trình hạt nhân của các nước. Những phân tích với Mỹ cho thấy mối hiểm họa đó là hiện hữu. Và chúng tôi đồng ý là cần phải thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa”.
Tuy nhiên, trước đó, Bộ Ngoại giao Nga lại khẳng định rằng không tồn tại bất cứ hiểm họa hạt nhân nào đối với Nga và châu Âu từ chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, bởi hai nước này không đủ khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông cũng thêm rằng để đối phó với những mối đe dọa này, Nga sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác.
“Hãy cũng giải quyết vấn đề này. Hãy cùng hợp tác để loại bỏ những mối hiểm họa đang ngày một gia tăng không chỉ đối với châu Âu mà cả với nước Nga bởi vì Nga cũng là một phần của châu Âu”, vị tướng trên nói.
Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất vào các năm 2006 và 2009.
Hồi đầu tháng 4 vừa qua, truyền thông Hàn Quốc trích dẫn một nguồn tin tình báo cho rằng có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất thứ ba. Thông tin trên được đưa ra dựa trên những hình ảnh vệ tinh giám sát căn cứ thử hạt nhân của Triều Tiên, nơi nước này tiến hành hai vụ thử trước đó.
Mỹ và phương Tây nghi ngờ Iran đang ngầm sản xuất vũ khí hạt nhân dưới vỏ bọc của chương trình hạt nhân dân sự. Tuy nhiên, Iran một mực khẳng định rằng chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đich hòa bình là sản xuất điện năng.
Để gây sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân, Mỹ cùng các cường quốc phương Tây và Liên Hợp quốc đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt lên quốc gia Hồi giáo này. Nhưng bất chấp những sức ép, Iran vẫn khẳng định sẽ theo đuổi chương trình hạt nhân đến cùng.
Ý kiến bạn đọc