Tờ tin tức quốc phòng Jane của Anh đưa tin, tại Triển lãm quốc phòng Ấn Độ năm 2012, mô hình của chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS đã lần đầu tiên được cho ra mắt với thiết bị hỏa lực và khả năng chỉ huy được nâng cấp.
Phiên bản xuất khẩu của xe tăng T-90MS được trang bị một động cơ diesel V-92S2F 1.130 mã lực và hệ thống truyền tải được nâng cấp, với 7 số tiến và 1 số lùi.
|
Cùng với đó là một động cơ diesel phụ trợ, khi xe tăng đứng yên có thể được dùng để cải thiện hiệu quả nhiên liệu và giảm thiểu lượng nhiệt phát ra, do đó xe tăng T-90MS có khả năng làm giảm nguy cơ phát hiện bằng kỹ thuật hồng ngoại của đối phương.
Để tăng sức mạnh tấn công, tháp pháo mới của T-90MS được trang bị thêm hệ thống quan sát mục tiêu bằng quang học Karina. Kết hợp với hệ thống này là một tổ hợp các cấu trúc kiểm soát và chỉ huy giúp cho xe tăng T-90MS phiên bản mới có thể tự động theo dõi cùng một lúc nhiều mục tiêu đang di chuyển.
Phần bên thân, phía trước và tháp pháo cũng được lắp đặt một bảng điều khiển thiết giáp thay thế cho hệ thống thiết giáp Kontakt-5 của xe tăng T-90S nhằm đề phóng xảy ra tình huống bị tấn công.
Các hệ thống được nâng cấp của T-90MS bao gồm: pháo 2A46M-5 với cỡ nòng 125 mm, có phạm vi bắn xa hơn, chính xác hơn so với pháo 2A46M của T-90S; hệ thống vũ khí điều khiển từ xa T05BV-1 với súng máy với cỡ nòng 12,7 mm được lắp đặt trên tháp pháo.
T-90MS có thể mang theo 40 quả đạn cối với cỡ nòng 125 mm, trong đó có 22 quả được đặt cố định trong hệ thống nạp đạn tự động có thể bắn đi bất cứ lúc nào. Số đạn cối còn lại được để ở vị trí phía sau của xe tăng, sẵn sàng bổ sung bất kỳ lúc nào.
Hệ thống dẫn đường và hệ thống kiểm soát được lắp đặt hệ thống dẫn đường GLONASS (Nga) và GPS của Mỹ.
Từ năm 2001 đến nay, quân đội Ấn Độ đã nhận được 647 chiếc T-90 các loại, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 1657 chiếc.
Ấn Độ đang có kế hoạch sản xuất 1000 chiếc T-90 tại nhà máy sản xuất xe cơ giới hạng nặng Al-Awadi nếu được sự cho phép của Nga. Trước đó, xe tăng T-90S cũng lắp ráp tại nhà máy này.
Ý kiến bạn đọc