(VnMedia) - Thứ trưởng Quốc phòng Nga – Anatoly Antonov hôm qua (12/3) cho biết Nga không có ý định khôi phục hợp đồng bán hệ thống phòng thủ phòng không S-300 cho
“Tất cả các nghị quyết do Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc áp đặt sẽ được giám sát chặt chẽ. Tôi đảm bảo với các bạn rằng những quy định trong nghị quyết của Liên Hợp quốc sẽ bị giám sát chặt chẽ, và bởi vậy Nga sẽ không hành động đi ngược với những lệnh trừng phạt đó” - Ông Antonov cho biết.
Trước đó, hồi cuối năm 2007, Nga đã ký kết một thỏa thuận trị giá 800 triệu USD với Iran, theo đó, Moscow sẽ cung cấp cho Tehran 5 hệ thống phòng thủ tên lửa S-300PMU-1 tối tân.
Tuy nhiên, đến ngày 22/9/2010, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký kết một sắc lệnh chấm dứt thỏa thuận này, tuân theo Nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc áp đặt lên
Nghị quyết nói trên ngăn cấm bất cứ quốc gia nào cung cấp vũ khí cho Iran, trong đó có cả các loại tên lửa, hệ thống phòng thủ tên lửa, xe tăng, trực thăng tấn công, chiến đấu cơ và các loại tàu chiến.
Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh S-300PMU1 là loại vũ khí phòng không tầm xa do Nga thiết kế và sản xuất.
Với khả năng triển khai “siêu nhanh” và hệ thống ra-đa chống nhiễu cực tốt, hỏa lực mạnh, tác chiến trong mọi địa hình, thời tiết, S-300PMU1 còn được thiết kế với hệ thống phòng không di động đa kênh, có thể tác chiến độc lập hay tác chiến hiệp đồng thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ.
Đặc biệt, nó có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc. S-300PMU1 có thể chống các cuộc tiến công ồ ạt ở mọi độ cao, tốc độ và chế áp hiệu quả hệ thống điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện đại, thế hệ mới.
S-300PMU1 tiêu diệt mục tiêu bay có vận tốc từ 1.800-2.800m/giây, thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao chỉ trong vòng 5 giây. Với những tính năng vượt trội đó, S-300PMU1 trở thành nỗi kinh hoàng của mục tiêu trên không mỗi khi rời bệ phóng vì có thể tiêu diệt cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo... cách mục tiêu cần bảo vệ rất xa.
Ý kiến bạn đọc