(VnMedia) - Đặc phái viên của Liên đoàn Ả-Rập tại Nga - ông Giuma al-Ferjani hôm qua (20/2) đã bác bỏ mối lo ngại của Moscow về một hành động can thiệp quân sự vào Syria, nói rằng kể cả phe nổi dậy trong nước cũng như các cường quốc quốc tế cũng không hề muốn một giải pháp như vậy cho cuộc khủng hoảng ở Syria.
“Không ai ở thế giới Ả-Rập, không ai trong Liên đoàn Ả-Rập, và không ai ở Syria (trong đó) có các phe nổi dậy muốn một hành động can thiệp quân sự vào Syria. Tất cả chúng ta đều phản đối điều đó” -ông Giuma al-Ferjani nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti bên lề một hội nghị quốc tế đuộc tổ chức hồi cuối tuần qua ở thành phố nghỉ dưỡng trên Biển Đen –
Quan ngại từ phía Nga
Gần đây, Nga đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về một hành động can thiệp quân sự của thế lực bên ngoài đối với
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO – ông Anders Fogh Rasmussen hồi tuần trước cũng khẳng định rằng: “Chúng tôi không hề có ý định can thiệp quân sự vào
Tín hiệu sai đối với Tổng thống Assad
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Nga đã thẳng thừng phủ quyết hai dự thảo nghị quyết của cơ quan này, trong đó lên án hành động trấn áp dã man của Tổng thống Syria đối với người biểu tình.
Moscow cho rằng nghị quyết này là “một chiều”, cho rằng cả phía ông Assad và các phe phái nổi dậy có vũ trang của Syria đều phải chịu trách nhiệm đối với tình trạng đổ máu đang xảy ra ở nước này.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông al-Ferjani thì quan điểm của Nga đối với Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc “vô hình trung đã đưa tới tín hiệu sai và tiêu cực cho chính phủ
Trong khi đó, các nước phương Tây cũng đã từng bác bỏ một nghị quyết do Nga xây dựng, trong đó kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng ở
Ông al-Ferjani lập luận: “Chúng tôi nghĩ rằng phía Nga không hề hiểu thấu đáo mong muốn của thế giới Ả-Rập, đó là phải giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở
Vẫn hy vọng một giải pháp hòa giải
Tháng 11/2011, Liên Đoàn Ả-Rập đã khai trừ tư cách thành viên của
Hồi tháng trước, Liên đoàn lại tiếp tục ngừng sứ mệnh giám sát tình hình ở
Đầu tháng 2 vừa rồi, Liên đoàn Ả-Rập lại đưa ra một ý tưởng mới nhằm cử một phái đoàn gìn giữ hòa bình tới Syria, tuy nhiên, đề xuất này đã bị chính phủ Syria kịch liệt phản đối.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng phái đoàn gìn giữ hòa bình chỉ cần thiết ở một quốc gia đã có hòa bình và một sứ mệnh hòa bình như vậy có thể nhằm nhiều mục đích khác.
Ông nhấn mạnh rằng: “Chúng ta đã từng thấy dân thường được bảo vệ ở
Ngoại trưởng Nga đã có chuyến công du tới
Nói về vai trò của Nga, ông al-Ferjani khẳng định: “Vai trò của Nga là rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng rằng Liên đoàn Ả-Rập và Nga có thể tìm kiếm được một giải pháp hòa giải và sẽ làm việc hết mình để đạt được những mục đích đó”.
Ông Al-Ferjani cũng cho rằng Liên đoàn Ả-Rập, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc cần phải “có trách nhiệm nhằm tránh kịch bản như vậy xảy ra đồng thời nỗ lực tìm ra một giải pháp hòa bình để thay đổi chính quyền Syria mà không cần có bất cứ sự can thiệp quân sự nào”.
Tuy nhiên, có vẻ như không phải tất cả các quốc gia trong Liên đoàn Ả-Rập gồm 22 thành viên cùng chung quan điểm với ông al-Ferjani.
Hồi tháng trước, Quốc vương Qatar- ông Hamad Bin Khalifa al-Thani đã trở thành nhà lãnh đạo Ả-Rập đầu tiên công khai kêu gọi thế giới Ả-Rập đưa quân vào Syria nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực ở quốc gia này.
Sau đó, lời kêu gọi của ông đã được tiếp thêm lửa bởi cựu Chủ tịch Liên đoàn Ả-Rập và cũng là ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng thống Ai Cập trong tương lai – ông Amr Moussa khi ông tỏ ý muốn Liên đoàn Ả-Rập xem xét đề xuất trên.
Đương kim Chủ tịch Liên đoàn Ả-Rập - Nabil al-Arabi cũng đã đồng ý với đề xuất trên, nói rằng “mọi sáng kiến nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở
Khi được hỏi về tương lai của Tổng thống Assad và chính quyền của ông, ông al-Ferjani cho rằng nếu chính phủ Syria “phản ứng một cách tích cực” trước những đề xuất của phe nổi dậy và Liên đoàn, thì “Tôi tin rằng họ có thể tìm kiếm được một giải pháp thỏa đáng như trường hợp của Tổng thống Yemen, người đã chấp nhận từ chức hồi thàng 11 năm ngoái dưới sức ép của phe nổi dậy và đã không bị đưa ra “xét xử”.
Ý kiến bạn đọc