Ai Cập phát hiện 17 xác ướp cổ

13:48, 14/05/2017
|

Các nhà khảo cổ học Ai Cập đã phát hiện nơi cất giấu 17 xác ướp tại điểm khảo cổ Tuna Al-Gabal , gần tỉnh El-Minya thuộc vùng Thượng Ai Cập. 

Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, trong quá trình khảo sát bằng radar và tiến hành khai quật tại khu vực gần các nghĩa địa chim và động vật kể từ đầu năm 2016 đến nay, đoàn chuyên gia khảo cổ của Đại học Cairo ngày 13-5 đã bất ngờ tìm thấy một ngôi mộ chôn cất các xác ướp. Các chuyên gia nhận định, phát hiện này dường như hé lộ việc người Ai Cập xưa đã muốn giấu những xác ướp nhằm tránh bị cướp bóc. 

Ohamed Hamza, Trưởng khoa Khảo cổ học Đại học Cairo, người phụ trách cuộc khai quật cho biết, các xác ướp này trong giai đoạn Greco-Roman, giai đoạn kéo dài khoảng 600 năm bắt đầu từ năm 332 trước Công nguyên.

Ohamed Hamza, Trưởng khoa Khảo cổ học Đại học Cairo, người phụ trách cuộc khai quật cho biết, các xác ướp này trong giai đoạn Greco-Roman, giai đoạn kéo dài khoảng 600 năm bắt đầu từ năm 332 trước Công nguyên.

Trưởng đoàn khảo cổ Salah El-Kholi cho biết trong hầm mộ bí mật nói trên có chứa 17 xác ướp bọc trong vải lanh và được bảo quản tốt. Ngoài ra, còn có một bộ sưu tập gồm 8 quan tài bằng đá vôi, 2 quan tài bằng đất sét và một số quan tài chứa xương khỉ. 

Tại một địa điểm lân cận, đoàn khảo cổ cũng đã tìm thấy một số đồ tang lễ thời La Mã làm bằng đất sét, cùng một bộ sưu tập đồng tiền cổ, đèn và đồ gia dụng khác. 

Các xác ướp này được cho là của các tu sĩ và quan chức.
Các xác ướp này được cho là của các tu sĩ và quan chức.

Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled El-Enany đánh giá cao ý nghĩa của phát hiện khảo cổ nói trên bởi đây là lần đầu tiên một hầm mộ chứa xác ướp được tìm thấy kể từ sau khi khu khảo cổ chim và động vật này được nhà Ai Cập học Sami Gabra phát hiện ra trong giai đoạn 1931-1954. 

 Khám phá trên cùng một loạt các phát hiện khảo cổ gần đây tại các địa điểm trên khắp Ai Cập cho thấy vẻ huyền bí của "đất nước Kim tự tháp" đối với giới khảo cổ và những người đam mê tìm hiểu lịch sử. 

Trước đó, một đoàn chuyên gia của Bộ Cổ vật Ai Cập cũng đã tình cờ phát hiện bộ sưu tập đồ tang lễ còn nguyên vẹn của Userhat, một quý tộc ở thành phố Thebes thời kỳ Vương triều thứ 18, tại khu nghĩa trang Draa Abul Naga, bờ Tây của thành phố Luxor.

Hôm 7-3, một bức tượng được phát hiện tại phế tích đền vua Ramses II ở khu vực xưa kia là thành phố Heliopolis, ngày nay thuộc phía đông Cairo, Ai Cập. Các nhà khảo cổ tin rằng đây là tượng tạc vị pharaoh nổi tiếng Ramses II, người trị vì Ai Cập cách đây 3.000 năm.

Hôm 11/5, giới chức Ai Cập phát hiện địa điểm được cho là ngôi mộ của một công chúa, con gái Pharaoh. 

Theo SGGP


Ý kiến bạn đọc