(VnMedia) - Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa thông qua một hợp đồng mua 6 chiếc trực thăng tấn công hạng năng AH-64E Apache của Mỹ để trang bị cho Không quân. Đó là thông tin vừa được một quan chức quốc phòng đưa ra hôm nay (19/8).
Quan chức trên cho biết, hợp đồng trên có trị giá lên tới 654,6 triệu USD.
Đây là lần đầu tiên lục quân Ấn Độ tiếp nhận các trực thăng tấn công và những chiếc Apache này có thể sẽ được triển khai dọc khu vực biên giới trên vùng cao của Ấn Độ, đặc biệt là vùng biên giới giáp với Trung Quốc.
Những chiếc trực thăng này dự kiến sẽ được bàn giao cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2020.
Ấn Độ trước đó cũng đã mua 22 chiếc trực thăng Apache theo thỏa thuận mua sắm vũ khí trị giá 2,5 tỉ USD được ký với phía Mỹ vào năm 2015.
Máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache là máy bay có nguồn gốc phát triển tư AH – 1 “Cobra” có cánh quạt nâng chủ động 4 cánh và 4 cánh quạt đuôi. Cabin máy bay được bố trí hai khoang nối tiếp, khoang trước của phi công lái, khoang sau là xạ thủ - hoa tiêu. Cả hai phi công đều có thể điều khiển máy bay và sử dụng các loại vũ khí hoàn toàn độc lập.
Máy bay được thiết kế chống va đập khi bị rơi theo chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-1290 với yêu cầu là giảm thiểu tối đa tác động của năng lượng va chạm khi máy bay rơi ở tầm thấp không thể nhảy dù nhằm ngăn chặn chấn thương và tổn thất cho kíp lái. Sự an toàn của phi công được tăng cường nhờ gia cố và kết cấu chịu lực khung máy bay, thiết kế lại bộ phận hạ cánh vững chắc hơn.
Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ đã thông qua việc chi 75 triệu USD nhằm mua các động cơ tuabin M7N.1E từ Ukraine để trang bị cho các tàu hộ tống lớp Grigorovich chuẩn bị được bàn giao bởi Nga.
Trước đó, hồi năm 2016, Ấn Độ đã đồng ý mua 2 tàu hộ tống lớp Đô đốc Grigorovich có tên Đô đốc Butakov và Đô đốc Istomin từ Nga, trong khi 2 chiếc khác thuộc lớp tàu này sẽ được chế tạo tại Ấn Độ theo một thỏa thuận có giá trị tổng cộng 4 tỉ USD.
2 tàu Đô đốc Butakov và Đô đốc Istomin được thiết kế để sử dụng động cơ mua từ Ukraine. tuy nhiên, kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, quan hệ giữa Kiev và Moscow đã trở nên căng thẳng, dẫn đến việc Nga không thể tiếp tục nhập khẩu động cơ từ Ukraine. Do đó, Nga đã chuyển sang thương lượng để bán toàn bộ số tàu Đô đốc Grigorovich đang đóng dở và được lên kế tạo chế tạo cho Ấn Độ.
Tiếp đó, Ấn Độ lại thương lượng một thỏa thuận độc lập để mua được các động cơ của Ukraine để trang bị trên loại tàu trên.
Tàu Đô đốc Grigorovich là khinh hạm đầu tiên trong số 6 con tàu thuộc dự án 11356 được thiết kế cho Hạm đội Biển Đen Nga.Ông Trukhachyov nói: "Đây là con tàu đầu tiên hoạt động ở vùng biển xa mà Hạm đội Biển Đen đã nhận được trong hơn 35 năm qua".
Đô đốc Grigorovich là tàu hộ tống đa năng thuộc lớp tàu 11356 (Viện thiết kế Phương Bắc thiết kế), đặt đóng ngày 18/12/2010 ở xưởng đóng tàu Yantar tại Kaliningrad, hạ thuỷ ngày 14/3/2014. Hải quân Nga dự kiến đặt đóng 6 chiếc loại này, và chiếc thứ 2 là Đô đốc Essen đã hạ thuỷ tháng 11/2014.
Đây là loại tàu khu trục mới nhất của Nga, có khả năng tàng hình, chống hạm, chống ngầm và phòng không. Chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế Hạm đội Biển Đen.
Đây là chiếc khu trục lớp Đô đốc Grigorovich đầu tiên trong loạt 6 chiếc đang được đóng cho Hải quân Nga. Tàu có thể hoạt động độc lập hay tổ chức theo biên đội. Chiếc thứ hai là Đô đốc Essen, khởi đóng vào tháng 7/2011 và chiếc thứ ba - Đô đốc Makarov được đóng vào tháng 2/2012.
Khu trục hạm mới của Nga được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Yantar, bên bờ biển Baltic ở vùng viễn tây Kaliningrad (Nga).
Tàu dài 124,8 m, ngang rộng nhất 15,2 m, mớn nước 4,2 m, lượng choán nước 4.000 tấn, tốc độ tối đa 55 km/giờ, di chuyển liên tục 30 ngày trên biển, tầm hoạt động 7.800 km. Tàu có thuỷ thủ đoàn và sĩ quan 180 người cùng 20 lính thuỷ đánh bộ.
Các tàu hộ vệ thuộc Project 11356 có dự trữ hành trình khoảng 30 ngày, và có tầm hoạt động hiệu quả gần 9.000 km.
Khu trục hạm Đô đốc Grigorovich được trang bị nhiều vũ khí, gồm 8 bệ phóng tên lửa chống hạm Kalibr và Klub (3M54E), pháo hạm 100 mm, hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan, hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng Shtil, 2 ống phóng ngư lôi, 1 hệ thống tên lửa chống ngầm cùng 1 trực thăng chống ngầm Ka-28 hay Ka-31.
Đan Khanh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc