(VnMedia) - Tập đoàn chế tạo hệ thống phòng không S-300 của Nga – Almaz-Antey và Trung tâm Hợp tác và Cải cách Công nghệ của Iran vừa ký kết một thỏa thuận hợp tác. Thông tin trên vừa được tập đoàn Almaz-Antey đưa ra hôm qua (25/6) trong một tuyên bố.
“Hai bên đã ký kết thỏa thuận tương tác nhằm quảng bá các loại vũ khí của Nga trên thị trường Iran và cùng hợp tác phát triển các sản phẩm này tại các tập đoàn công nghiệp của Nga và Iran”, ông nói.
Trong một diễn biến liên quan, gần đây, xuất hiện nhiều tin đồn Nga và Iran sắp ký một thoả thuận mua bán hệ thống tên lửa chống đạn đạo Antey-2500 ngay khi hai nước kết thúc vụ kiện liên quan tới hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Hôm 22/6, trả lời Sputniks, Thứ trưởng Ngoại giao Iran – ông Morteza Sarmadi cho biết, các cuộc đàm phán về việc nối lại hợp đồng vũ khí với Nga năm 2007 hiện nay đang đi đúng hướng.
“Chúng tôi cùng đề cập tới việc sửa đổi hợp đồng mua bán vũ khí, lập ra giá mới và bàn về cơ chế rút đơn kiện”, ông Morteza Sarmadi nói.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Sau động thái này của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Ngày 13/4/2014, Nga quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Nga giải thích cho hành động của mình, Moscow cho biết những tiến bộ trong cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) khiến Nga không cần thiết phải cấm xuất khẩu tên lửa đất đối không cho Iran. Iran ca ngợi quyết định của Nga là một bước tiến lớn để duy trì an ninh lâu dài tại khu vực Trung Đông đang đầy rẫy các cuộc xung đột.
Tuy nhiên, vì hệ thống S-300PMU-1 nay không còn được sản xuất nữa nên Giám đốc quản lý hàng đầu của công ty sản xuất vũ khí Nga Almaz-Antey cho biết: “ Không ai quay lại sản xuất (S-300) chỉ để phục vụ riêng một khách hàng”. Vì vậy, có thông tin cho rằng Nga đề nghị thay thế hệ thống S-300 bằng Antey-2500 và Iran đồng ý.
Nếu thoả thuận này thực sự được thông qua, Iran sẽ trở thành nước thứ ba trên thế giới nhận hệ thống Antey-2500 của Nga.
Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa di động và chống máy bay Antey-2500 là phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nó được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp, quân sự và các mục tiêu quan trọng khách mang tầm cỡ quốc gia cũng như các cụm quân chiến đấu trước các đợt tấn công của các phương tiện tấn công đường không của đối phương.
Theo Defense News, hệ thống Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km, đồng thời tiêu diệt hiệu quả tất cả các mục tiêu khí động lực và khí đạn đạo.
Tổ hợp tên lửa loại này có khả năng bắn đồng thời vào 24 mục tiêu khí động lực khác nhau, bao gồm cả mục tiêu tàng hình hoặc 16 tên lửa đạn đạo với xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 0,02 m2 hoạt động ở tốc độ 4.500 m/s.
Về khí tài, hệ thống Antey-2500 sử dụng tên lửa 9M82M và 9M83M mới có tầm bắn xa, khả năng cơ động linh hoạt, luôn bám sát mục tiêu nên hiệu quả tiêu diệt mục tiêu với tất cả các loại tên lửa khí đạn đạo, đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến thuật-chiến dịch là rất cao.
Nhờ nâng cao đặc tính tác chiến các phương tiện thông tin radar cũng như tối ưu hóa khả năng xử lý và phân tích tín hiệu radar nên Antey-2500 có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo tốc độ cao, tiết diệt nhỏ.
Ngoài ra, Antey-250 còn có khả năng làm việc hoàn toàn tự động, độ tin cậy cao trong quá trình khai thác sử dụng lại được ứng dụng các phương tiện tìm kiếm hiện đại, công nghệ cao góp phần giảm bớt những sai sót trong quá trình làm việc, đồng thời lại không mất nhiều thời gian để chuẩn bị tác chiến.
Đặc biệt, tổ hợp tên lửa Antey-2500 được triển khai trên các phương tiện có tính cơ động và vượt cản cao, trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến.
Ý kiến bạn đọc