(VnMedia) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, VnMedia xin trân trọng giới thiệu 9 loại vũ khí trang bị được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng.
Cuộc 'hôn phối' hoàn hảo của không lực Nga - Ấn
MiG 35 - ‘độc cô cầu bại’ hay đại bàng giấy?
Tổ hợp tên lửa S-300
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Hệ thống S-300 được Liên Xô triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm phòng thủ không trung cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại máy bay tấn công của đối phương.
S-300 cũng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot. Ra-đa của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Ở các phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của ra-đa được tăng cường, có thể theo dõi đến 300 mục tiêu và bám sát chặt 72 trong số đó.
Thời gian triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 là các vòng kín và không cần bảo trì trong suốt thời gian sử dụng của chúng. Một phiên bản phát triển của hệ thống S-300 là S-400, đi vào phục vụ vào năm 2004.
Tên lửa S-75
Lavochkin OKB S-75 (tiếng Nga: С-75; tên ký hiệu NATO SA-2 Guideline) là một tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm cao được điều khiển bằng hệ thống radar ba tác dụng do Liên Xô chế tạo. Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được triển khai và sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Tại Việt Nam, tổ hợp tên lửa phòng không này thường được gọi là SAM-2.
Tổ hợp này trở nên nổi tiếng lần đầu tiên khi một khẩu đội S-75 bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của CIA, khi chiếc máy bay này đang bay do thám trên không phận của Liên Xô vào năm 1960. Trong những năm tiếp theo, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng S-75 rộng rãi và hiệu quả trong Chiến tranh Việt Nam để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Tổ hợp này cũng được sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi HQ-1 và HQ-2 (Hồng Kỳ 1 và Hồng Kỳ 2). Một số quốc gia khác cũng sản xuất rất nhiều biến thể của S-75.
Máy bay Su-30 MK2V
Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).
Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Seri Su-30K và Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và IRKUT Corporation, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Irkut sản xuất seri Su-30MK tầm xa đa chức năng, mà bao gồm cả Su-30MKI, một mẫu máy bay được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, như Su-30MKM, Su-30MKA và Su-30MKV được xuất khẩu cho riêng Malaysia, Algérie và Venezuela (M-Malaysia, A-Algérie và V-Venezuela).
Phiên bản Su-30MK2V - là phiên bản xuất khẩu đặc biệt dành riêng cho Việt Nam với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới và hệ thống điện tử nội địa của không quân nga không dành cho bản xuất khẩu.
Tàu tuần tra bờ biển Svetlyak
Tàu tuần tra bờ biển Svetljak (NATO gọi là Svetlyak) được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư khỏi địch trên mặt nước và trên không.
Loại tàu Svetljak bao gồm 3 loại: Đề án 10410 - tàu tuần tra được sử dụng cho Hải quân Nga và lực lượng bảo vệ bờ biển - 26 chiếc đang sử dụng. Đề án 10411 - Tàu tên lửa với 8 tên lửa SS-N-25 chống tàu chiến. Đề án 10412 - Tàu pháo để xuất khẩu cho Hải quân Slovenia và Hải quân Việt Nam.
Tàu pháo TT400TP
TT-400TP là một lớp tàu pháo do Việt Nam tự sản xuất dựa trên bản thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT là viết tắt của từ "tuần tra", còn TP là viết tắt của từ "tàu pháo" TT-400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
Chiếc đầu tiên trong lớp TT-400TP là tàu mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22 tháng 4 năm 2009 và chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16 tháng 1 năm 2012. Chiếc thứ hai mang số hiệu HQ-273 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 31 tháng 8 năm 2012. Chiếc thứ ba mang số hiệu HQ-274 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 28 tháng 5 năm 2014.
Tàu phóng lôi lớp Turya
Tàu phóng lôi lớp Turya (tiếng Anh: Turya class torpedo boat, tiếng Nga:Торпедные катера проекта 206-М) là tên gọi của NATO cho loại tàu phóng lôi cánh ngầm cao tốc lớp T-68 thuộc đề án 206M Shtorm (Project 206-M Shtorm) do Liên Xô nghiên cứu, thiết kế và phát triển dựa trên Tàu phóng lôi lớp Shershen vào những năm 1970 của thế kỉ 20.
Sau khi hoàn thành thành công tàu phóng lôi cao tốc lớp T-3 thuộc đề án 206 vào những năm 1960 thì Liên Xô vẫn tiếp tục nghiên cứu và đã cho ra đời phiên bản hiện đại hóa của nó mang tên tàu phóng lôi cao tốc lớp T-68 thuộc đề án 206M (Tàu phóng lôi lớp Turya). Với một số cải tiến mới, phiên bản T-68 có trọng lượng nặng hơn (tăng từ 172 lên 220 tấn) phiên bản T-3 nhưng vẫn giữ nguyên vận tốc 40 hải lý/giờ, thay bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp SA-N-5 bằng pháo phòng không AK-725 57 mm 2 nòng (phiên bản hải quân của pháo phòng không S-60 AZP 57 mm), 1 pháo đa năng 2M-3M 25 mm 2 nòng, loại bỏ giá rải mìn. Tàu có trang bị các loại radar mới, thêm sonar giúp phát hiện tàu ngầm nhưng các phiên bản xuất khẩu lại không có sonar. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng tiêu diệt các chiến hạm trên mặt nước và cả các tàu ngầm; loại ngư lôi trang bị là loại 53-VA cỡ 533mm có chiều dài 7,9m, nặng 2 tấn và lắp đầu nổ nặng 210kg. Ngư lôi có độ sâu chiến đấu 6-8m, độ sâu sục sạo 12-16m, tốc độ 29km/h, cự li bắn 11km.
Sau này còn có 1 phiên bản nâng cấp khác của Turya mang tên Turya PTF với tốc độc tăng lên 42 hải lý/giờ, cơ cấu vũ khí giữ nguyên, chỉ nâng cấp ống phóng lôi.
Tàu tên lửa Molniya
Tàu tên lửa Molniya (Project 12421) do phòng thiết kế Hải quân Trung ương Almaz thiết kế, được sản xuất tại nhà máy Vympel. Được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Moskit-E (SS-N-22 Sunburn)gồm 2 ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực 3C-25E. Tên lửa siêu âm (vận tốc 780 m/s khối lượng phóng 4 tấn) mang đầu chiến đấu 300 kg và có thể giao chiến với mục tiêu ở cự ly 120 km. Tên lửa bay ở độ cao 15m trong giai đoạn giữa và 3-6m trong giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu. Hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu.
Pháo tự động 76,2mm (AK-176M) được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt nước (kể cả thủy lôi thả nổi trên mặt biển) và mục tiêu trên đất liền. Pháo có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km, đạn dự trữ 152 viên với tốc độ bắn 120-130 phát/phút.
Hai pháo 6 nòng tự động 30mm (AK-630M) có tầm bắn 4–5 km, đạn dự trữ 2000 viên và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.
Để bảo vệ tàu trước các đòn đánh trên không và ngư lôi, tàu được trang bị 02 ống phóng mồi bẫy kiểu PK-10, 01 giá phóng tên lửa mang vác Igla (12 quả). Hiện nay, Nhà máy Ba Son của Việt Nam đang tự đóng loại tàu này.
Tàu Đinh Tiên Hoàng
HQ-011 Đinh Tiên Hoàng là 1 tàu hộ vệ tên lửa Lớp tàu hộ vệ Gepard thuộc đền án 11661E (Gepard 3.9) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiếc tàu lớp Gepard đầu tiên thuộc lớp này mà hải quân Việt Nam nhận được .
Tàu Đinh Tiên Hoàng được trang bị hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí hiện đại, phù hợp với xu thế chiến tranh điện tử hiện đại. Có trọng tải choán nước lên đến 1930 tấn, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ,tầm hoạt động 7.000 km, có thể hoạt động liên tục trong 15 ngày, thủy thủ đoàn gồm 98 người. HQ-011 được trang bị hệ thống nhiễu Bell Squat kết hợp với kết cấu của tàu giúp cho nó có khả năng tàng hình trước ra đa của đối phương, ra đa Cross Dome, 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, Sonar phát hiện tàu ngầm, 4 hệ thống phun khói ngụy trang Pk-16, tàu còn có 1 bãi đáp cùng 1 nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28.
Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo AK-176M 76,2 mm gồm 500 viên đạn, 2 pháo AK-630 CIWS 30 mm để phòng không dự trữ đạn mỗi khẩu là 2000 viên được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực Bass Tilt. 8 tên lửa hành trình chống tàu chiến Kh-35E Uran tầm bắn 130 km, vận tốc cận âm 0,8 Mach. 1 hệ thống phòng không Kashtan CIWS gồm 2 pháo AO-18K, mỗi pháo có 6 nòng 30 mm, 8 tên lửa 9M311 hải-đối-không. 1 dàn hỏa tiễn chống tàu ngầm gồm 12 ống phóng RBU-6000 . 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép) gồm 12-20 ngư lôi .
Tàu Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ (HQ-012), tên được đặt theo vua Lý Thái Tổ - vị vua đầu tiên của nhà Lý- là một tàu hộ vệ tên lửa của Quân chủng Hải quân Việt Nam và là chiếc tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất khu vực. Tàu được Công ty Roso Bopone Xport (của Liên bang Nga) sản xuất, với chiều dài 102m, rộng 13,7m, trọng lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể hoạt động trong điều kiện gió cấp 10-12, trên tàu được trang bị các vũ khí tấn công lẫn phòng vệ.
Ngoài ra cũng cần phải kể đến tàu ngầm Kilo của Việt Nam và nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại khác của QĐND Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với bạn đọc ở các tin bài sau.
Ý kiến bạn đọc